News Filters

TÌM HIỂU TÂM LÝ NGƯỜI CAI NGHIỆN *** Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh *** Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch *** Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm

13 Tháng Mười Một 2021

Bài 1: TÌM HIỂU TÂM LÝ NGƯỜI CAI NGHIỆN

                               Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh

                                Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch

                                Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm 

CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ NGHIỆN

  1. Nghiện là gì ?
  2. Kinh Nghiệm nào của bạn đối với người nghiện ?
  3. Nhận định của bạn đối với người nghiện như thế nào ?
  4. Bạn có quyết tâm làm gì cho người nghiện ?

 

1.- Nghiện là gì ?

+ Nghiện là ham thích thành thói quen khó bỏ được (Đại từ điển tiếng việt trang 1198)

+ Nghiện là thỏa mãn những đam mê quá độ không dừng được và không kiểm soát được. Người ta chia ra nhiều loại nghiện:

    @  Nghiện Ma túy: tới cữ không có thuốc sẽ vật vã rất khó chịu, làm mọi thứ lúc tỉnh táo không dám làm (ăn trộm, cướp giật ...) để có thuốc.

    @ Nghiện Rượu: chỉ cần ngửi mùi rượu đủ chảy nước miếng.

    @ Nghiện Tình dục: không làm chủ được những đòi hỏi của tính dục, cần quan hệ thể xác mới dịu đi những đòi hỏi của nó. Ở Mỹ có một vài bệnh viện chữa bệnh nghiện tình dục qua việc cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, tập Yoga, thiền định, tiết chế trong ẩm thực....

    @ Nghiện Bài bạc: Mê đánh bài đến nỗi bán cả nhà cửa, lâm cảnh nghèo túng khốn khổ.

+ Nghiện Thánh Ý Chúa: Có một loại nghiện nữa chúng ta thấy nơi các vị Thánh, đó là nghiện Thánh Ý Chúa, các Ngài cảm nghiệm rằng không sống trong Ý Chúa, đời các Ngài không còn ý nghĩa nữa.

+ Ngoài ra còn có những loại nghiện khác như nghiện công việc, nghiện vi tính, nghiện trò chơi điện tử, nghiện (si mê)một người nào đó, nghiện đồ vật......

2.- Kinh Nghiệm nào của bạn đối với người nghiện ?

Khi tiếp xúc với người nghiện, chúng ta thường thấy :

+ Bình thường họ tử tế, nhưng khi lên cơn nghiện họ dường như không còn lý trí, tìm mọi cách để thỏa mãn cơn nghiện.

+ Lúc họ lên cơn nghiện, nhất là nghiện Ma túy, họ vật vã đau đớn trong quằn quại.

+ Họ có thể nói dối rất tài tình, họ làm ra vẻ quyết tâm bỏ ma túy, để bạn cho họ tiền bạc để tiếp tục chơi ma túy tiếp.

3.- Bạn nhận thấy người nghiện như thế nào ?

+ Da của họ đen có màu xanh của người thiếu máu, người gầy, trên khuôn mặt biểu lộ một sự buồn khổ không có lối thoát.

+ Họ mặc cảm về việc nghiện, không muốn ai quan tâm.

+ Họ có thể thuộc về gia đình nghèo bị bọn bán thuốc cho hút ma túy, khi nghiện rồi sẽ là người đi kiếm mối bán thuốc, thí dụ tìm bán cho năm người khác thì được hút miễn phí.

+ Họ có thể bị bạn bè rủ rê, có trường hợp bị lứa, ở một Giáo xứ ở Quận Tân Bình khi Công an báo về 36 gia đình có 36 em bị nghiện ma túy, vì công an bắt được tên bán thuốc nó khai ra 36 em nó bán thuốc, khi cha mẹ hỏi ra mới biết được là  bọn bán thuốc dụ các em rằng hút ma túy vào học bài nhớ dai lắm, các em hút vào rồi nghiện luôn.

+ Họ có thể bị cha mẹ la mắng buồn quá tìm quên nên dính vào ma túy, hoặc khi cha mẹ biết được họ nghiện ma túy thì đã lỡ rồi, cố che dấu sợ xấu hổ. Có những người bị gia đình đuổi ra ngoài đường, không thừa nhận là con cái trong gia đình vì sợ lây, vì xấu hổ.

4.- BẠN CÓ QUYẾT TÂM LÀM GÌ CHO NGƯỜI NGHIỆN ?

+ Tuổi trẻ nghiện ma túy đi vào ngõ cụt không lối ra, có anh chị em muốn góp phần nhỏ sức lực để góp gió thành bão chăng?

+ Có anh chị em gặp người nghiện sẽ nói những lời động viên, để họ còn niềm tin để sống, và cầu nguyện cho họ.

+ Có anh chị em lại muốn dấn thân cho giới trẻ chưa nghiện, giúp họ những sinh hoạt tích cực, để họ không sa vào con đường ma túy.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ GIA ĐÌNH

1). Gia đình là gì ?

2) Bạn đóng vai trò gì trong gia đình ?

 

1.- Gia đình là gì ?

 + Theo TỰ điỂn công giáo phỔ thông trang 168: Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay do máu mủ, cụ thể gồm có một người cha, một người mẹ và con cái. Gia đình là một xã hội tự nhiên, có quyền sinh tồn và được nâng đỡ, những quyền này đã được luật Chúa quy định. Theo Công đồng Vatican II, “gia đình là nền tảng của xã hội” (MV II, 52). Ngoài gia đình tự nhiên Hội Thánh còn công nhận gia đình siêu nhiên là Giáo phận và Cộng đoàn tu trì. Các Hội viên của gia đình đó phải chung sức xây dựng Thân thể Đức Ki-tô (GH 43).

+ Theo mỘt kiỂu nói vui : Gia đình là một hợp đồng chung thân: cùng tu (cả hai cùng yêu thương giúp nhau thăng tiến), hoặc cùng tù (người này là tù nhân của người kia)

2.- Bạn đóng vai trò gì trong gia đình ?

Dù đóng vai trò gỉ trong gia đình: Bề trên hay bề dưới, cha mẹ hay con cái, dù đóng vai trò gì cũng được nhưng điều quan trọng là thực hiện vai trò của mình với tát cả trái tim, nghĩa là yêu thương thương người khác như chính mình (x. Lc 10,27), và biết xót thương anh chị em (x. Mt 5,7), biết sống thân tình và biết cảm thương nhau (x. Pl 2,1), ăn ở thuận hòa gắn bó với anh chị em (x. Ep 4,3).

 

 

XVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXV

 

     

BÀI 2 : NHẬN THỨC VỀ CHÍNH MÌNH, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

                               Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh

                                Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch

                                Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm 

                

Đọc và suy nghĩ  về Tv 50, 11-21

 

11 Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi,

       và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm.

12 Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,

       đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy.

13 Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh,

       đừng cất khỏi lòng con Thần khí thánh của Ngài.

14 Xin ban lại cho con, niềàm vui vì được Ngài cứu độ,

       và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con.

15 Đường lối Ngài con sẽ dạy cho người tội lỗi,

       ai lạc bước sẽ trở lại với Ngài.

 16 Lạy Thiên Chúa con thờ là Thiên Chúa cứu độ,

       xin tha chết cho con, con sẽ tung hô Ngài công chính.

 17 Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con,

       cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.

18 Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm,

    con có thượng tiến lễ toàn thiêu,Ngài cũng không chấp nhận.

19 Lạy Thiên Chúa tế phẩm dâng Ngài là tấm lòng tan nát;

    một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê.

20 Xin rộng lòng tuôn đổ hạnh phúc xuống Xi-on,

   thành lũy Giê-ru-sa-lem, xin Ngài xây dựng lại.

 21 Bấy giờ Ngài vui nhận tế phẩm luật truyền,

       Lễ vật toàn thiêu, lễ vật hiến tế.*

       Bấy giờ thiên hạ giết bò tơ dâng trên bàn thờ Chúa .

 

Chúng ta thường cầu nguyện để Thiên Chúa can thiệp vào cuộc đời chúng ta, vào gia đình, vào xã hội; nhưng chúng ta cần cầu nguyện để Thiên Chúa cùng đồng hành với chúng ta và xin Ngài hành động cho sự đổi mời con tim của chúng ta, chúng ta xin Ngài “tặng cho chúng ta một quả tim mới và sẽ đặt thần khí mới vào lòng, lấy khỏi mình chúng ta quả tim chai đá, và ban tặng chúng ta một quả tim biết yêu thương ” (Ed 36,26)

1.- NHẬN THỨC VỀ CÁI TÔI

1.1.- Chúng ta thường có khuynh hướng nhìn về Chúa, về Các Bề Trên, cha mẹ như là những Đấng, những người ở ngoài mình, nên chưa có một trách nhiệm đúng nghĩa.

1.2.- Chúng ta tự cho mình có thể kiểm soát được mọi sự, và chúng ta không cho ai can thiệp vào, hoặc cộng tác với mình, chúng ta tự cho mình như một vị Chúa. Đây là một kinh nghiệm thương đau của Ađam va Evà trong vườn Điạ đang xưa kia, hai ông bà đã nghe lời Xa-tan dụ dỗ và muốn trở nên như những vị thần biết điều thiện điều ác (x. St 3,5), chính khi muốn tự khẳng định mình và muốn xa rời ý định yêu thương của Thiên Chúa về mình, hai nguyên tổ đã tụt dốc thê thảm và nhận ra mình trần truồng (x. St 3,7).

1.3.- Nếu chúng ta chỉ có một cái nhìn hạn hep về mình, và tự quyết định tất cả, chúng ta dễ trở thành người độc tài, trong khi Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu của Công đồng Vatican II nhắn nhủ: Các Vị Bề Trên phải trả lẽ về các linh hồn đã được ủy thác cho mình (x. Dt 13,17), nên các Vị Bề Trên hãy ngoan ngoãn tuân hành thánh ý Thiên Chúa khi chu toàn bổn phận và hãy thi hành quyền bính trong tinh thần phục vụ anh chị em (DT 14).

2.- NHẬN THỨC VỀ GIA ĐÌNH hoặc TU HỘI

Khi nói về gia đình, chúng ta thường có hai thái độ hoặc xấu hổ về gia đình hoặc tự hào về gia đình .

2.1.- Chúng ta không dám sống thật với chính mình

+ Tại  gia đình chúng ta sống đóng kín, vì sợ đụng chạm, vì những luật lệ của gia đình...Khi có điều kiện thuận tiện, con người thật của chúng ta mới tỏ hiện; trong Tin Mừng Lc 12,42-45 nói về người quản lý trung tín và người quản lý bất trung, khi ông chủ đi vắng, con người thật của tên quản lý bất lương mới lộ ra, khi có mặt ông con người thật của anh ta dồn nén lại và không bộc lộ ra:

    “Chúa đáp: "Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? “Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. “Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. “Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: "Chủ ta còn lâu mới về", và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, “chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.” (Lc 12,42-45)

2.2.- Chúng ta phải can đảm nhìn lại chính mình

    Khi chúng ta can đảm đối diện với sự sợ hãi, chúng ta sẽ thoát ra khỏi sự sợ hãi và đóng kín: chúng ta tự hỏi động lực nào khiến mình trở nên sợ hãi ? Chúng ta can đảm đối diện với sự sợ hãi và tìm giải pháp cho những bế tắc của chúng ta; như người con phung phá : "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, “nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. “Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. “Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, “chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy". “Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. ” (Lc 15,14-20)

3.- NHẬN THỨC VỀ XÃ HỘI

      Chúng ta cần giúp đỡ họ can đảm nhìn vào chính mình, và thóat ra khỏi sự sợ hãi và đóng kín. Chúng ta cần làm việc này với tất cả sự khôn ngoan và yêu thương.

3.1.- Khi giúp một người nghiện ma túy  

    + Công việc chữa trị cho người nghiện ma túy tại Việt Nam chưa thành công, vì chúng ta giúp người bệnh thoát khỏi nghiện ngập, nhưng nếu không giúp người đó sửa đổi cái nhìn đối với gia đình, nghĩa là chấp nhận gia đình mình với những cái nhìn xây dựng và chính họ chấp nhận họ được đón nhận từ gia đình từ từ để tái hội nhập với gia đình với những thiếu xót nơi gia đình được cải thiện dần dần; nếu chúng ta không giúp họ nhận thức được như vậy,  họ sẽ đi tìm “một gia đình nghiện hút ” mà họ có cho rằng đó là một gia đình như họ nghĩ  tưởng là tốt đẹp, nhưng thực sự là họ lầm tưởng. Chúng ta phải giúp người nghiện ma túy tái hội nhập với cộng đồng. Chính sự yêu thương của cộng đồng giúp họ vượt qua chính mình, và trở nên một phần tử hữu ích cho cộng đồng.

3.2.-  Công việc chữa trị cho người nghiện việc hay nghiện (si mê) người ..ï..  tại các Cộng đoàn tu: Chúng ta cần giúp họ nhận ra mình đang nghiện việc hay người ; vì người điên đâu biết mình điên, người say cứ cho rằng mình đang tỉnh, họ luôn tìm đủ mọi lý do để biện hộ cho mình.

3.2.1.- Nhận thức tình trạng nghiện: Khi chúng ta giúp họ nhận ra “tình trạng nghiện”  của mình là bước đầu của việc chữa trị, chúng ta theo tiêu chuẩn mà Chúa Giê-su dạy chúng ta trong Tin Mừng “nhìn quả biết cây”: “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? “Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. “Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt. “Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa. “Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai  ” (Mt 7,16-20)

3.2.2.- Triệu chứng nghiện: Nếu họ dần dần sống lơi lỏng Luật Dòng, không giữ đúng nội quy về giờ giấc của Cộng đoàn, sống không hòa thuận với các thành viên khác trong Cộng đoàn, sức khỏe xuống cấp vì quá mê việc, không còn được tuân giữ cách trung thành và trọn vẹn các lời khuyên Phúc Âm....những điều đó cho chúng ta nhận ra “cây xấu” là “bị nghiện việc hay người ”

3.2.3.- Giải pháp: Trong các Cộng đoàn tu, nếu tìm cách phát triển tâm linh thì sẽ không xảy ra những vấn đề nghiện. Người nghiện trong Cộng đoàn tu sẽ được giải thoát khỏi cơn nghiện, khi họ tuân giữ cách trung thành và trọn vẹn các lời khuyên Phúc Âm và hiệp thông huynh đệ trong đức ái.

      Khi họ giữ lời khuyên vâng phục, họ sẽ vâng phục ý Chúa qua Hiến Pháp của Tu Hội, qua qui luật của Cộng đoàn họ sống, tuân giữ giờ giấc của Cộng đoàn. Chính họ phải ý thức rằng “việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm đặt vào trái tim họ, tình yêu của Chúa Cha, là chính tình yêu ở trong trái tim Đức Ki-tô, Đấng Cứu Chuộc thế gian. Tình yêu này nhằm mục đích đánh bại bộ ba đam mê: đam mê của xác thịt, đam mê của con mắt và kiêu hãnh về cuộc sống trú ẩn trong con người như gia tài của tội nguyên tổ”  (x. Tông Huấn Hồng ân cứu chuộc  9). Họ chân thành sống “ đức bác ái chân thật gặp thấy trong sự đơn sơ vui vẻ, nhờ đó mọi người sẽ cố gắng tìm hiểu xem mỗi người ao ước điều gì hơn cả. Tinh thần Cộng đoàn, những mối liên lạc huynh đệ là nguồn trợ lưc quý giá trong đời sống hằng ngày”   (x. Tông Huấn Chứng tá Phúc Âm  39)

 

XVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXV

 

BÀI  3 : SỬ DỤNG, LẠM DỤNG, VÀ NGHIỆN NGẬP

                                Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh

                                Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch

                                Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm được viết nghiêng

1.- NGHIỆN NGẬP (Addiction)

Để đi đến nghiện, người nghiện thường trải qua một quá trình ham thích một chất, một người, một vật ...thành thói quen khó bỏ được. Bước đầu là sử dụng, tiếp theo là lạm dụng.

1.1.- Bước đầu là sử dụng rượu, ma túy, thuốc lá, cà phê, thuốc ngủ....

1.2.- Tiếp theo là lạm dụng: từ uống rượu ít đến uống nhiều.

      Thí dụ về thuốc: ở Mỹ các bà nội trợ do làm việc nhiều qua khó ngủ, họ dùng thuốc ngủ valium, họ đi từ sử dụng đến lạm dụng.

      Thí dụ về người: một phụ nữ thích một Linh Mục nào, cứ thích nhìn, càng nhìn càng thích, đi dự thánh lễ cũng hết lòng yêu Chúa đấy chứ, nhưng Chúa thì thiêng liêng không thấy được, thôi thì yêu “người của Chúa ” cũng được;  và rồi họ cứ muốn gặp Linh Mục họ “nghiện” (si mê)với nhiều lý do như xưng tội, mừng bổn mạng, linh hướng, tìm cơ hội mời Linh Mục đó đến nhà....nhưng nhìn sâu vào trong người đó sẽ thấy mình nghiện (si mê) Linh Mục đó.

      Thí dụ về đồ vật: các bà các cô quá thích quần áo, giầy dép...phải theo “đúng mốt”, cố gắng hết sức để có vật đó, làm chủ sở hữu vật đó. Một người quá chăm sóc cái xe Dream hơn cả bổn phận với con cái, với vợ...

1.3.- Giải pháp:

1.3.1.- Đặt những giới hạn (kỷ luật) cho mình: Người nghiện phải có giới hạn (boundary) và biết đặt giới hạn (set limits) cho mình. Nếu không đặt giới hạn họ sẽ rơi vào tình trạng tự dung túng (enabler) cho sự kiện tiếp tục xảy ra.

1.3.2.- Biết từ chối và trình bày khó khăn: Có những lúc người nghiện phải biết nói không một cách dịu dàng nhưng cương quyết (tránh cằn nhằn hoặc đay nghiến khi nói).

      Thí dụ 1 : Khi bạn là bề dưới muốn trình bày những khó khăn, bạn trình bày cho bề trên biết giới hạn của bạn, những cảm xúc của bạn khi phải thực hiện một công việc vượt quá khả năng của bạn như bạn lo lắng, hồi hộp, buồn phiền...để bề trên hiểu bạn và giúp đỡ bạn.

      Thí dụ 2: bạn ý thức quyền lợi của mình, và buộc người khác phải tôn trọng quyền lợi ấy, như khi bạn xếp hàng mua vé, có những người đến sau mà xen vào đứng trước bạn, bạn buộc họ phải đứng sau bạn, dù họ có thể giầu hơn bạn, to con hơn bạn.

      Thí dụ 3: bạn là cha mẹ trong gia đình, bạn phải đặt giới hạn cho con cái, nghĩa là lên chương trình cho ngày sống của các con, giờ nào học, giờ nào chơi, giờ nào đi ngủ ... hơn thế bạn phải tập luyện để các con bạn giữ kỷ luật cả khi không có bạn mới là tốt.

                  Bạn hết sức tránh những lời la mắng nặng lời và khó nghe, những lời này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nó, nó sẽ đi tìm một gia đình khác, nơi đó nó được đón nhận và chấp nhận, như những bạn rượu, bạn ma túy..., những người nghiện đồ vật thì không có bạn.

2.- NGHIỆN HÊ-RÔ-IN

2.1.- Sử dụng

+ Hê-rô-in gốc thuốc phiện, có công dụng giảm đau cho cơ thể, thông thường bác sĩ cho bệnh nhân dùng giảm đau thì không bao giờ bị người nghiện. Đa số nghiện là do dùng không phải để giảm đau, nên dẫn tới nghiện. Hê-rô-in không như rượu, Hê-rô-in chỉ dùng 1 đến 2 lần là nghiện.

+ Dùng Hê-rô-in thường chích vào “ven”, khi chích vào có cảm giác bay bổng, như ngủ gật mơ màng.

+ Khi nghiện họ bị lệ thuộc tâm lý và thể lý đối với Hê-rô-in: về tâm lý họ muốn tìm lại cảm giác bay bổng, tạo khoái cảm, và họ cho rằng cuộc sống như vậy mới hạnh phúc; về thể lý Hê-rô-in là lẽ sống, không có nó con người họ sẽ lên cơn vật vã, không có nó họ cảm thấy không thể sống được.

+ Khi sử dụng lần đầu chích Hê-rô-in thì lên đến tột đỉnh, lần thứ hai thì không được như lần đầu, do đó họ phải chích tăng liều lượng để tìm cái cảm giác ban đầu, do đó họ càng ngày càng tăng liều lượng, họ bị nô lệ Hê-rô-in, mà không có cách thoát khỏi sự thống trị của nó.

2.2.- Người nghiện cất dấu Hê-rô-in ở đâu ?

+ ở miệng, kem đánh răng.

+ ở hậu môn, âm đạo.

+ Cho vào bịch ny-lông, rồi nuốt rong bụng rồi ói ra.

+ Trần nhà, sàn nhà

+ Tất cả chỗ nào có thể dấu mà bạn không biết ........

3.- TÌM HIỂU GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN

Trong gia đình người nghiện chúng ta thấy có một số người đóng những vai trò sau:

3.1.- Dung túng (enabler): người không giúp họ thoát khỏi mà lại dung túng.

3.2.- Thằng hề (Crown): Người luôn che dấu nỗi đau của riêng mình bằng tiếng cười. Người tìm cách làm vui cho gia đình. Người thường để cho mình ở trong tình trạng có vẻ lạc quan. Trong Cộng đoàn Tu cũng có những người đóng vai trò “thằng hề”, các Vị Phụ Trách phải nhìn ra được vấn đề của họ và giúp đỡ họ

3.3.- Dán nhãn (Scaregost): người thường bị kết tội khi một điều xấu xảy ra.

3.4.- Anh Hùng (Hero): Người luôn được chỉ định để giải quyết vấn đề, họ thường che dấu cảm xúc vì bị đặt làm anh hùng. Người đóng vai trò vị cứu tinh, người thành công, người gắng sức gánh chịu và ra sức làm việc để che lấp những điều bất hạnh, điều xấu trong gia đình.

3.5.- Người ần mình (invisible): Người không ai để  ý và quan tâm tới sự hiện diện của họ.

4.- CHỮA TRỊ NGHIỆN

4.1.- Người nghiện vẫn tiếp tục con đường nghiện ngập của họ, khi những người chung quanh không giúp họ nhận thấy vấn đề của họ, vì chính họ không thấy vấn đề.

4.2.- Người nghiện khi bị rớt xuống đáy của đau khổ, họ phải đối diện với những khó khăn tột cùng, họ mới chịu chữa trị. Người chữa trị tìm cách giúp người nghiện nhận ra cái đáy bùn đen của họ, để người đó thay đổi cuộc sống. Người chữa trị phải tìm được điểm yếu nhất của người nghiện, đánh vào điểm yếu đó họ mới có thể chấp nhận chữa trị.

4.3.- Chữa trị cho người nghiện không bao giờ đóng vai trò dung túng, chúng ta phải giúp họ trưởng thành từ những lầm lỡ, sai trái của họ, qua dụ ngôn người con phung phá trong Luca 15,11-32 , anh ta đối diện với đói, nhục nhã và đã trở về. Dung túng cho họ, họ không thể đổi mới được, nếu cần đặt điều kiện để người nghiện đổi mới, thí dụ không thay đổi không cấp dưỡng.

4.4.- Chúng ta có thể mời mọi người trong gia đình, người nghiện, cùng ngồi lại với các chuyên viên, và mời mọi người trong gia đình nói với người nghiện về nỗi đau họ gây cho người khác. Để việc đối thoại thành công chúng ta cần tránh những điều sau:

    + không đổ thừa

    + không làm họ xấu hổ

    + không giảng giải đạo lý

    + Chỉ nói chính xác tất cả những gì xảy ra với lòng cảm thương. 

4.5.- Đọc và phân tích những nhân vật trong Lc 15,11-32 dưới góc độ tâm lý về chữa trị và nghiện:

   “Rồi Đức Giêsu nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. “Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng". Và người cha đã chia của cải cho hai con. “Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. “"Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, “nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. “Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. “Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, “chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy". “Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. “Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa “Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, “rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! “Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy". Và họ bắt đầu ăn mừng. “"Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, “liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. “Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khoẻ". “Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. “Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!" “"Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. “Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống, đã mất, mà nay lại tìm thấy".

@ Câu hỏi thảo luận:

  1. Tại sao người con thứ trở về ? Nó về vì lý do nào ?
  2. Người cha như thế nào ?
  3. Người anh cả ra sao ?
  4. Người giúp việc thế nào ?

 

@ Kết quả thảo luận:

a.- Tại sao người con thứ trở về ? Nó về vì lý do nào ?

    Nhận định về nghiện :

    + Người con thứ : nghiện tình dục

    + Người con cả : nghiện việc

    + Người cha : nghiện yêu thương tha thứ

    + Người giúp việc : nghiện thọc mạch

Người con thứ trở về vì

@  bị phá sản (bankrupt): “anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,”,

@ nhân phẩm bị hạ thấp:nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo”,

@ø rớt xuống đáy của đói khát: “Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.,

b.- Người cha như thế nào ?

Trong góc độ tâm lý trị liệu người cha đóng vai trò “dung túng”, nhưng ông đã làm đúng tiến trình chữa trị:

+ không đổ thừa, không làm họ xấu hổ: Ông chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.

+ không giảng giải đạo lý, nhưng làm cho người con thứ cảm nhận tình thương của ông, và mở tiệc giúp anh hội nhập với cộâng đồng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, “rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! “Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy". Và họ bắt đầu ăn mừng

    + Người cha đón tiếp chữa trị: Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.

c.- Người anh cả ra sao ?

Trong góc độ tâm lý trị liệu người anh cả đóng vai trò “anh hùng” , và những biểu hiện của anh chúng ta thấy nơi người nghiện việc (giống các tu sĩ người nghiện việc):

+ Anh tự phụ vì công việc và nghiện việc: Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh.

+ Anh nóng giận, giận cha, giận em: “Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà.

+ Anh ganh tị với em : Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!

+ Anh tham của và mê ăn: thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.

+ Anh đạp em xuống, không cho cơ hội để em đổi mới

d.- NgưỜi giúp viỆc thẾ nào ?

Trong góc độ tâm lý trị liệu người giúp việc đóng vai trò “thằng hề hay người ẩn mình”: Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khoẻ

4.6.- Đọc và suy nghĩ về dụ ngôn người gieo giống Lc 8,11-15

   "Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời Thiên Chúa. “Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. “Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. “Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. “Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.

+ Người nghiện không thể là đất tốt được (c.15), người nghiện  là hạt ở vệ đường (C.12), khi đi vào con đường nghiện ngập  họ bị phá sản về tâm linh.

+ Khi chữa tri cho người nghiện, chúng ta cần quan tâm chữa tri tâm linh, thể xác, và các mối tương quan. Chúng ta giúp người nghiện cầu nguyện với Chúa, tái lập mối tương quan với Chúa người nghiện mới có nội lực để thay đổi.

+ Chúng ta cần có sự hiểu biết về những chất mà người nghiện đưa vào thân xác họ, để giúp họ giảm dần hoặc cắt đứt với nguồn gây cho họ nghiện ngập.

+ Chúng ta cần để ý những điểm sau, để nhận ra người dùng ma túy:

     @  Nhìn vào mắt họ, con ngươi họ nhỏ lại như đầu bút bi, để tránh người khác để ý họ thường dùng thuốc nhỏ mắt.

     @ Người nghiện thường chẩy nước mũi, để tránh người khác để ý họ thường dùng thuốc xịt mũi.

     @ Người nghiện thường mặc áo gió hoặc áo dài tay, để che dấu các vết mũi kim chích ở cánh tay. Họ hay ở trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, né tránh.

     @  Ở Mỹ 80% tội ác do người nghiện ma túy. Hệ thống chính quyền thiếu nhân viên giúp cho gia đình người nghiện. Người nghiện trong tù vẫn mua được những chất gây nghiện, nên họ không thay đổi được.

     @ Đừng thương hại người nghiện, nhưng họ cần lao động để trưởng thành, nếu không họ sẽ không đổi mới.

 

XVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXV

 

 

BÀI 4 : NHỮNG BƯỚC ĐỂ THAY ĐỔI NGƯỜI NGHIỆN

                                Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh

                                Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch

                                Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm được viết nghiêng

 

1.- NHỮNG MỤC TỬ KHÔNG CHU TOÀN BỔN PHẬN

     @ Đọc và suy nghĩ về  Ed 34:1-11

      Có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng: Hỡi con người, hãy tuyên sấm hạch tội các mục tử chăn dắt Ít-ra-en, hãy tuyên sấm. Hãy nói với chúng, với các mục tử đó: ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này: Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, chúng tán loạn. Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi. Chiên của Ta tản mác trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm. Vì thế, hỡi các mục tử, hãy nghe lời ĐỨC CHÚA. Ta lấy mạng sống Ta mà thề - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng -, bởi chiên của Ta bị cướp phá và biến thành mồi cho mọi dã thú vì thiếu mục tử, bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, nên hỡi các mục tử, hãy nghe lời ĐỨC CHÚA: ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này: Đây Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta; Ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên, và các mục tử sẽ không còn lo cho mình. Ta sẽ giải thoát các chiên của Ta khỏi miệng chúng, để chiên của Ta không còn làm mồi cho chúng nữa. Quả thật, ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này: Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm.

1.1.- Thiên Chúa lên án những mục tử chỉ biết lo cho mình: Các nhà giáo dục (Linh Mục và Tu sĩ nam nữ), các Vị Bề Trên, các bậc cha mẹ... không quan tâm đến con cái và những người mình có trách nhiệm, khiến họ phải sa vào nghiện ngập, phải khiêm tốn nghe lời Chúa nói với mình: Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt.

1.2.- Thiên Chúa lên án những mục tử thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc: Các nhà giáo dục (Linh Mục và Tu sĩ  nam nữ), các Vị Bề Trên, các bậc cha mẹ....không yêu thương sắn sóc các người thuộc quyền như con cái của Thiên Chúa với lòng tôn trọng nhân vị, và  không sẵn sàng lắng nghe họ, lại cử xử tàn tệ khiến họ không nhìn ra tình yêu của Thiên Chúa và sa vào các loại nghiện ngập; hãy lắng nghe Chúa nói với mình: Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, chúng tán loạn.

1.3.- Thiên Chúa sẽ không để những mục tử chăn dắt chiên: Các nhà giáo dục (Linh Mục và Tu sĩ nam nữ), các Vị Bề Trên, các bậc cha mẹ....làm cho các người thuộc quyền thất vọng qua những gương xấu của lối sống mình khiến họ đi tìm sự cảm thông nơi các gia đình nghiện ngập; hãy lắng nghe Chúa nói với mình: ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này: Đây Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta; Ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên, và các mục tử sẽ không còn lo cho mình.

2.- NHỮNG BƯỚC GIÚP NGƯỜI NGHIỆN THAY ĐỔI

2.1.- Chúng ta phẢi biẾt ngưỜi nghiỆn không nghĩ nghiỆn là vẤn nẠn: Người nghiện ngập không nghĩ việc nghiện của họ là một vấn nạn gây tai hại, nên họ không nói cho ta biết, chúng ta thường biết thông tin về họ do cha mẹ và người thân trong gia đình đem đến cho ta.

2.2.- NgưỜi nghiỆn PHẢI suy nghĩ vỀ nghiỆn: khi họ thấy trong gia đình có sự thay đổi  như thấy người thân buồn khổ, khóc lóc... khi họ nghiện ngập.

2.3.- NgưỜi nghiỆn tỰ hỎi mình: Người nghiện tự hỏi tôi phải làm gì ? Họ chấp nhận mình nghiện ngập, họ không chối bỏ vấn nạn của mình. Người giúp cai nghiện cần tìm cách để người nghiện “rớt xuống đáy” của nỗi khốn cùng của họ, để giúp họ bừng tỉnh. Người nghiện bắt đầu nhận ra vấn đề nhưng vẫn tìm lý do để biện minh. Người con hoang đàng trong Tin Mừng “rớt xuống đáy” của đói khổ mới chịu thay đổi và trở về nhà cha. 

2.4.- Chương trình cai nghiỆn: Bước này cần phải có chương trình và áp đặt, nhưng cần phải có sự nhân nhượng, để người nghiện có thể áp dụng được. Chúng ta trao đổi với người nghiện, để người nghiện cộng tác vào chương trình cai nghiện.

Chúng ta ta gặp họ hằng tuần, bạn đừng vội tin những gì họ nói nhưng bạn hãy chứng thực bằng việc kiểm tra, vì  99,9% họ thường nói dối. Bạn cần để ý :

     + khi người nghiện nói dối: mắt nhìn chỗ khác, tay chân nhịp hay cứ loay hoay, tránh né không dám gần.

     + khi họ thành thật: ngồi gần, mắt nhìn thẳng tự nhiên, trả lời đúng một ý cho dù chuyên viên có hỏi 1 ý với nhiều câu hỏi.

Bạn nên biết là cho dù bạn là một chuyên viên giỏi bạn có thể vẫn bị người nghiện lừa như thường.

2.5.- BưỚc duy trì: Chúng ta không thể nhẩy từ bước một đến bước bốn, vì phải thay đổi từ tư tưởng mới đến hành động. Trong bước này người giúp cần tìm ra nguyên nhân và cần phải có hình phạt cho người nghiện.

+ Để thúc đẩy việc cai nghiện tốt , chúng ta cần có một cuộc họp gồm chuyên viên tâm lý và những người thân (cha mẹ, anh chị em, người yêu...). Những người thân nói lên cảm xúc của mỗi người, để đẩy người nghiện “rớt xuống đáy”  và vạch hướng hành động giúp người nghiện nhân ra và quay về.

+ Chúng ta có thể học hỏi cách sửa lỗi cho người nghiện qua đoạn Tin Mừng Mt 18,15-17 : "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế ”

3.- ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ QUA VĂN PHÒNG TƯ VẤN

3.1.- ĐiỀu trỊ cá nhân và điỀu trỊ có sỰ tham gia cỦa gia đình:

+ Điều trị chỉ có bạn và người nghiện: Hãy giữ mối tương quan giữa cá nhân với nhau(điều trị tại nhà qua các chuyên viên tư vấn về cai nghiện), chứ chưa được đưa ra cộng đồng (vào các trung tâm cai nghiện). Chúng ta không được ép buộc họ, nhưng hỏi ý kiến họ.

+ Điều trị chỉ có bạn, người nghiện và gia đình của họ: chúng ta có thể hỏi họ có chấp nhận  gặp mặt những người nhà không ? Trong cách chữa trị cần phải kiên nhẫn, gặp gỡ và nhắc nhở, bạn hãy cố gắng giữ được mối tương quan tốt.

3.2.- NgưỜi nghiỆn chỊu thay đỔi và NgưỜi nghiỆn không thay đỔi:

+ Nếu người nghiện có sự thay đổi : họ có tiến bộ và không muốn gặp mặt chúng ta cùng với người nhà, bạn hãy gặp họ hàng tuần từ 2 đến 3 tháng, đồng thời bạn theo dõi dấu hiệu tiến bộ trong quá trình cai nghiện như bớt uống rượu, học đúng giờ, bớt dùng ma túy. Bạn phải kiên nhẫn và theo đuổi, đừng để mất họ; có khi bạn thấy họ có tái lại lúc đó bạn hãy nói với họ đừng bỏ việc cai nghiện và bạn đừng để bị mất họ. Trong trường hợp này, bạn phải có sự kiên nhẫn và chờ đợi họ để họ có sự chọn lựa: ít nhất phải từ 2 đến 3 năm mới có thể tin họ bỏ được.

+ Nếu người nghiện không thay đổi: Bạn sẽ thấy có những biểu hiện như trễ hẹn, không chu toàn công việc.  Bạn có thể cho rằng: người nghiện đó không thể một mình thay đổi. Khi họ không thực hiện chương trình cai nghiện tại nhà, bạn phải đưa họ đến trung tâm cai nghiện.

3.3.- Nguyên nhân NgưỜi nghiỆn bỊ tái nghiỆn:

+ Nguyên nhân 1 : đói khát, thiếu ngủ, cảm giác khó chịu. Ba yếu tố đưa người nghiện bị nghiện trở lại là đói khát, thiếu ngủ, cảm giác khó chịu (do táo bón). Người xài ma túy thường bị táo bón, bạn phải giải thích để người nghiện hiểu là táo bón là do hậu quả của việc dùng ma túy, chứ không phải không dùng ma túy nữa mà bị táo bón.

+ Nguyên nhân 2 : Mất lòng tin ở gia đình và cộng đồng. Khi họ bị thất bại, giá trị nhân bản không còn, gia đình xa lánh và không tin tưởng họ; khi cộng đồng cô lập họ nên họ tìm một cộng đồng khác là những người nghiện. Người nghiện có thể bị thất bại trong cai nghiện khi họ gặp sự căng thẳng, hay do cái nhìn của họ không đổi hoặc chưa đúng. Khi nghiện ngập, người nghiện mất tất cả những mối tương quan, và họ không còn có những ứng xử đúng đắn nữa.

3.4.- Cách giúp NgưỜi nghiỆn thay đỔi:

+ Bạn giúp họ tìm lại được niềm hy vọng, nhất là giúp họ có được niềm tin nơi gia đình và cộng đồng.

+ Bạn hãy thương lượng việc giảm liều lượng qua những hợp đồng giữa bạn với người nghiện và gia đình họ.

+ Bạn phải có một chương trình rõ rệt để chữa trị cho người nghiện.

4.- ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM CAI NGHIỆN

4.1.- Những điều cần dạy cho Người nghiện:

+ Bạn hãy giáo dục cho họ biết về cơ thể, tâm lý, tâm linh và việc nghiện ảnh hưởng xấu đến gia đình và cộng đồng.

+ Trong trung tâm có các bác sĩ , Tu sĩ, Linh Mục, những vị này   sẽ dạy người nghiện tuân thủ giờ giấc, và cách cư xử với mọi người. Một trung tâm cai nghiện có nhiều ban, nhưng vấn đề giáo dục được đặt cao: Bạn hãy nói với họ về những phản ứng và hậu quả của cơ thể người nghiện, cần phải có những minh chứng cụ thể bằng hình ảnh.

4.2.- Chính bản thân ngưỜi giúp cai nghiỆn:

+ Bạn phải ý thức mình đến đây vì mục đích gì ? Khi bạn làm bởi động lực trong sáng thì mới thay đổi được người nghiện, khi bạn làm bởi danh lợi thì người nghiện khó thay đổi.

+ Bạn phải coi chừng: khi các người nghiện quí mến bạn, bạn có cảm tưởng mình thành công,           bạn có thể trở thành người “bị nghiện ” bởi những người quí mến bạn.

+ Bạn cần một nhóm ở trong hay ở ngoài trung tâm để giúp bạn nhận định, trong nhóm này bạn chia sẻ công việc bạn làm tại trung tâm, để họ giúp bạn sống lành mạnh

+ Bạn hãy cẩn thận về những điều bí mật mà người nghiện cần bày tỏ, người nghiện sẽ để ý và tìm hiểu cá tính của bạn để “buôn chuyện” và để làm giảm uy tín của bạn. Họ gây chia rẽ trong trung tâm.

+ Bạn đừng để người nghiện không tin tưởng nơi bạn:  Có những người nghiện mong trung tâm là gia đình mới của họ, họ nhìn Linh Mục và các Tu sĩ như những người cha, người mẹ, người anh, người chị  của họ nên cần phải gây nên những mối tương quan tốt. Khi người nghiện hỏi bạn một vấn đề mà bạn không giải đáp cho họ, họ sẽ không tin bạn và không hỏi bạn nữa.

4.3.- Các cuỘc hỌp trong trung tâm cai nghiỆn:

+ Họp các người nghiện với nhau: Trung tâm cần có những cuộc họp để phản ảnh những vấn nạn và cho người nghiện có tiếng nói.

+ Họp các người nghiện với gia đình của họ: Trung tâm cũng cần có những cuộc họp gia đình cùng với chuyên viên để chữa lành cả gia đình.

+ Họp các gia đình người nghiện với nhau: các gia đình có người nghiện cần gặp để chia sẻ những vấn đề trắc trở, khó khăn để giúp nhau cảm thông lẫn nhau và giúp họ thăng tiến và tìm ra các giải pháp.

Các gia đình ở Việt Nam thường đóng kín, nhưng trung tâm nên tạo những cơ hội để gặp gỡ các gia đình.

4.4.- ThỜi gian điỀu trỊ cho ngưỜi nghiỆn:

+ Nếu người nghiện ba mươi năm thì cần mười lăm năm để chữa trị.

+ Nếu càng trẻ tuổi mà nghiện ngập lâu thì chữa trị càng lâu: Nếu trẻ em từ 12 tuổi đã nghiện, thì cần giáo dục như đứa trẻ 12 tuổi mặc dù người nghiện đã ở tuổi 40.

+ Nếu trẻ em được sinh ra trong gia đình không lành mạnh (thí dụ ông bố nghiện ngập), nó sẽ lớn lên theo những tiến trình không lành mạnh. Nên khi bạn giúp em đó bạn phải giúp nó quay về thời thơ bé, để nó lấy lại những gì đã mất. Những trẻ nghiện ngập ma túy, tình dục ..., nó nghĩ sẽ tìm lại được những cái đã mất khi sử dụng ma túy hay nghiện tình dục.

 

XVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXV

BÀI 5 : ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NGHIỆN TÌNH DỤC

                                

                                Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh

                                Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch

                                Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm.

 

1.- NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH VỀ TÍNH DỤC

1.1.- Sự hấp dẫn bởi người khác phái: Chúng ta cảm nhận sự thu hút giữa hai phái nam và phái nữ, và chúng ta cảm nhận nơi mình những cảm xúc, chúng ta chấp nhận nó như thế nào ? Tại sao chúng ta lại có sự hấp dẫn với người khác phái ?

1.2.- Chúng ta bị thu hút bởi điều gì ?

+ Điều cần thiết trước tiên là nhu cầu do bản năng sinh tồn :ăn, ngủ, chỗ ở.

+ Thứ hai là  nhu cầu do bản năng truyền sinh: tình dục.

+ Thứ ba là lúc lớn lên mong ước sự thành đạt.

1.3.- Người nghiện tình dục: người muốn khoái lạc qua thủ dâm hay giao hợp.

2.- VẤN ĐỀ THỦ DÂM

2.1.- Theo TỰ điỂn công giáo phỔ thông trang 500: Thủ dâm là trực tiếp kích thích các bộ phận sinh dục khi không có giao hợp. Việc tự kích thích này có thể ở bình diện thể lý như bằng một vật bên ngoài nào đó, hoặc ở bình diện tâm lý như bằng những tư tưởng và sự tưởng tượng. Đây là một sự lạm dụng nghiêm trọng khả năng truyền sinh, và khi được thực hiện với tất cả suy xét và thuận tình, đó là một tội nặng. Việc này có tội ở chỗ đưa các năng lực truyền sinh vào họat động nhưng lại cản ngăn chúngđạt tới mục tiêu tự nhiên mà Chúa đã ấn định.

2.2.- Theo Sách GIÁO lý Giáo HỘi Công Giáo số 2352: Thủ dâm là cố tình kích thích cơ quan sinh dục nhằm gây khoái lạc tình dục. “Dựa theo truyền thống ngàn đời và bất biến, huấn quyền cũng như cảm thức luân lý của các tín hữu không ngần ngại khẳng định rằng, thủ dâm tự bản chất là một hành động sai trái nghiêm trọng”, vì “tự ý sử dụng khả năng tình dục ngoài quan hệ vợ chồng bình thường, dù với động lực nào đi nữa, cũng là sai mục đích”. Làm như vậy, người ta hưởng thụ khoái lạc tình dục bên ngoài “quan hệ tình dục hợp luật luân lý là quan hệ thực hiện một sự hiến thân trọn vẹn cho nhau và thực hiện việc truyền sinh trong khuôn khổ của tình yêu đích thực” ( x. CDF,déd. “Persona humana” 9 ). Để phán đoán đúng đắn về trách nhiện luân lý của đương sự, cũng như đưa ra một đường hướng mục vụ, chúng ta cần lưu ý đến tình trạng thiếu trưởng thành tình cảm, áp lực của các thói quen, tâm trạng lo âu cũng như những yếu tố khác về tâm lý xã hội. Các nhân tố này có thể làm trách nhiệm luân lý của đương sự được giảm khinh ngay cả đến mức tối thiểu.

2.3.- Điều trỊ:

+ Dứt bỏ những hoàn cảnh, nơi chốn gây thủ dâm: Người nào hay thủ dâm ở nơi nào thường xuyên thì hãy ra khỏi nơi đó, bỏ tất cả những gì gây cớ cho mình bị cám dỗ.

+ Giúp người thủ dâm (có đạo) : Bạn giúp họ ý thức một cách sâu sắc thân xác họ là sự biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với họ, và thân xác của họ là đền thờ của Thánh Thần (x. 1 Cr 6,12-20).

+ Cầân gặp chuyên viên tâm lý: người thủ dâm nên đi gặp chuyên viên tâm lý để tìm nguyên nhân sâu hơn, về gia đình, và về các tương quan của người đó với những người xung quanh.

2.4.- Hiểu biết thêm về người thủ dâm và người nghiện tình dục:

@  Người Thủ dâm:

+ Các trẻ em thủ dâm liên tiếp thì có thể nghĩ tới việc các em bị người lớn lạm dụng tình dục. Các em bị cưỡng chế, chúng thủ dâm để tự chứng tỏ mình, để bung ra những gì nó không được tự do làm mà nó bị người lớn tước mất tự do của nó.

+Thông thường Phái Nam thủ dâm khi tắm. Người nào thủ dâm một ngày hơn một lần phải nghĩ đến vấn đề nghiện tình dục của họ.

@  Người nghiện tình dục:

+ Tìm sự giải trí : Một người nhìn người khác phái chỉ là một vật để giải trí, chứ không phải là con người có nhân vị, họ dễ dàng đi đến việc nghiện tình dục.

+ Không gặp tình yêu qua tình dục: Người nghiện tình dục cần tình yêu, dù cơ thể được âu yếm nhưng họ chú ý đến thể xác mà không chú ý đến tình yêu ; nên dù có giao hợp nhưng không có tình yêu, nên họ sẽ đi tìm tình yêu tiếp, đó là cơn nghiện khốn khổ của họ.

+ Những tính xấu: Người nghiện tình dục còn hay thích dòm lén vào phòng tắm của phái nữ, có trường hợp thích cởi quần áo để “khoe của quí” cho người khác thấy, có trường hợp hãm hiếp người khác.

3.- NHỮNG VẤN NẠN CỦA NHÀ TU

3.1.- Linh mục nghiện rượu:

@ Vấn nạn Vị Linh Mục nghiện rượu(hoặc  tình dục, hoặc việc...) thì chỉ lo cho mình mà không quan tâm tới trách nhiệm mình phải làm thật tốt cho đàn chiên được trao phó cho mình.

@ Điều trị: Việc uống rượu nhiều và nghiện rượu là một vấn nạn của các Linh Mục: chúng ta làm sao cho Linh Mục ấy nhận ra vấn nạn của mình ảnh hưởng tới Cộng đồng.

3.2.- Linh mục hoặc Tu sĩ có vấn đề về tình yêu và nghiện tình dục:

@ Người có vấn đề về tình yêu: Khi Linh Mục hoặc Tu sĩ cảm thấy mình bị cuốn hút bởi một người khác phái, họ muốn âu yếm và lo lắng chăm sóc cho một người đó.

@ Người có vấn đề về tình dục: Khi Linh Mục hoặc Tu sĩ cảm thấy mình bị cuốn hút bởi một người khác phái, họ thường chỉ muốn thỏa mãn tình dục chứ không có tình yêu với người họ có quan hệ về thân xác.

@ Hỏi người có vấn đề: Bạn hỏi vị đó rằng khi gặp người khác phái họ thường có cảm xúc và phản ứng ra sao ? Thường Linh Mục  hay nói về người nữ dù hay tránh xa.

4.- Điều trị cho NHÀ TU có vấn đề về tình yêu và nghiện tình dục

@  Sống khiết tịnh, sống đúng ơn gọi

4.1.- Học tập làm chủ tâm trí: Sống khiết tịnh giúp anh chị em sắp đặt lại bản thân: Sống khiết tịnh mang lại cho anh chị em tính thống nhất mà anh chị em đã đánh mất khi để cho tâm trí mình tản mác (x. Thánh Augustinô, Conf. 10,29).

4.2.- Sống đúng ý nghĩa ơn gọi là theo gương Đức Kitô: Sống khiết tịnh là việc anh chị em tự do hiến thân theo gương hiến thân của Đức Ki-tô cho Giáo Hội, do đó anh chị em hiến thân hoàn toàn và không đòi lại (x. Chứng tá Phúc Âm số 7). Đức khiết tịnh “vì nước Trời ” (x. Mt 19,12) phải được quí trọng như một ân huệ cao cả của ơn thánh. Thật vậy, ơn ấy giải thoát lòng con người cách đặc biệt (x. 1 Cr 7,32-35), để anh chị em yêu mến Chúa và yêu mọi người hơn (x. Perfectae Caritatis số 12) .

4.3.- Xác định mạnh mẽ ý muốn thuộc trọn về Chúa Kitô: Sống khiết tịnh trong ơn gọi độc thân, anh chị em muốn được thuộc trọn về Chúa Ki-tô, anh chị em hiến trọn tình yêu không chia sẻ cho một mình Chúa cách dễ dàng hơn (x. GH 42c) , để anh chị em  chuyên lo việc Chúa và tìm cách đẹp lòng Người  (x. 1 Cr 7,32), và chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới kêu mời anh chị em dứt khoát giữ đức khiết tịnh tu trì (x. Chứng tá Phúc Âm số 13).

4.4.- Học tập làm chủ phái tính: Sống khiết tịnh là làm chủ phái tính, nhờ đó anh chị em thống nhất được đời sống thể lý và tinh thần, lúc đó anh chị em giữ được toàn bộ sức mạnh của sức sống và tình yêu có nơi mình (x. Sách giáo lý số 2337, 2338) . Anh chị em học biết kiểm soát và chế ngự những đòi hỏi của tính dục, đồng thời giữ mình khỏi tình cảm ích kỷ, kiêu căng và tự mãn vì đã trung thành giữ đức khiết tịnh (x. Huấn luyện trong các Hội Dòng số 13)

4.5.- Sống hiệp thông huynh đệ: khi đời sống cộng đoàn có tình huynh đệ đích thực giữa anh chị em, đức khiết tịnh của anh chị em được bảo vệ an toàn hơn cả (x. Perfectae Caritatis số 12).

5.- Vấn nạn trong giới tu có nên nói hay không ?

5.1.- Im lặng là “Dung túng” và hủy hoại niềm tin của cộng đồng: Đây là thời điểm nhìn và nhận thức vấn đề để chữa trị bản thân cũng như cộng đồng Giáo xứ hay Giáo phận. Mỗi người phải có trách nhiệm với cộng đồng để giúp cho cộng đồng đó lành mạnh; như vậy, đừng bao giờ mình đứng trong vai trò của vị “anh hùng” (ráng chịu đựng) hay người “dung túng” (làm ngơ hay cứ để việc đó xảy ra), vì làm như thế thì hiện trạng nghiện vẫn duy trì, và người nghiện sẽ gây những ảnh hưởng xấu trên cộng đồng Giáo xứ hay Giáo phận và Hội Dòng.

5.2.- ĐA SỐ LINH MỤC XUẤT TU sống hôn nhân thất bại : Theo thống kê cho thấy hơn 92% các Linh Mục xuất tu để lấy vợ không được thành công trong đời sống hôn nhân, chỉ sau 1 đến 2 năm các Linh Mục này mới khám phá đời sống gia đình không phù hợp với họ, họ vật lộn với công việc làm ăn không thành công. Những cái nhìn và tư tưởng trước khi xuất tu về tình yêu rất đẹp, nhưng khi đụng thực tế họ không sống được. (Không những chỉ có Linh Mục, mà các Tu sĩ nam nữ cũng vậy, khi họ thực sự có ơn gọi tu trì nhưng cưỡng lại Thánh Ý Chúa để xuất tu lập gia đình và để sống theo ý riêng mình thì cũng thất bại như vậy).

5.3.- Những lạm dụng tình dục ở vài Nước:

+ Nước MỸ  Philiphin có nhiều trường hợp Linh Mục lạm dụng tình dục trẻ em.

+ Nước Uganda ở Phi Châu các Linh Mục lạm dụng tình dục với các Nữ tu, trong khoảng hơn 400 năm có hơn 1000 trường hợp Nữ tu có thai do bị các Linh Mục lạm dục tình dục mà họ không làm gì được. Văn hóa ở Phi châu họ cho rằng quan hệ tình dục với người đồng trinh sẽ không nhiễm bệnh siđa, nên người đồng trinh trở thành đối tượng  bị lạm dụng tình dục.

+ Ở Việt Nam, Nữ tu bị bị các Linh Mục lạm dục tình dục mà thưa kiện có thể bị đuổi khỏi nhà dòng hoặc bị kỷ luật, nên các Nữ tu đành phải im lặng chứ còn biết làm sao bây giờ, vì nói ra bề trên có hiểu hòan cảnh của mình không ? hay Bề trên lại đổ mọi tội lên đầu mình ? Thôi thì “im lặng là vàng”.

6.- VẤN NẠN LINH MỤC LẠM DỤNG TÌNH DỤC TẠI MỸ

6.1.- Theo VietCatholic News (17/02/2004 )

+ Tổng giáo phận Los Angeles tường trình về các nố lạm dụng tình dục: Vào hôm thứ Bảy 14-2-2004, Đức hồng y Mahony của TGP Los Angeles sẽ đưa bản tường trình liên quan tới các nố lạm dụng tình dục trong giáo phận từ trên 75 năm qua trong giáo phận, công khai trước báo chí và dân chúng.

+ Bản tường trình cũng cho biết không phải hết thảy các vụ tố cáo đều là thực, vì có những nố đã bị liệt kê vào số không xác thực và không bằng chứng. Trong khi nhiều nố tố cáo không còn hồ nghi gì nữa là có thực, được hỗ trợ bởi những báo cáo xác thực ăn khớp và đôi khi kẻ xâm phạm bị án phạt nữa, nhưng cũng có những nố đã được chứng tỏ lời tố cáo là sai và vô bằng cớ”.

+ Trường hợp cụ thể là chính Đức hồng y Mahony, vì đã bị tố cáo nên cũng có tên trong danh sách nêu trên. Đức mahony đã bị tố cáo 2 lần vào năm 2002. Trong một trường hợp thì cảnh sát sau khi điều tra nói rằng lời tố và người tố không đáng tin. Vụ khác thì người tố là kẻ đã bị kết án tố sai lạc để làm tiền và vô bằng chứng xác thực, lời tố bịa đặt.

6.2.- Theo  VietCatholic News (28/02/2004 ) :

+ Đức Giám Mục Wilton Gregory, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết là từ tháng Giêng năm 2002 cho tới nay, đã có khoảng 700 linh mục cho rời nhiệm vụ làm mục vụ trong các giáo phận Hoa Kỳ, vì chính sách của Hội Đồng Giám Mục đối với lạm dụng tính dục.Kết quả cho thấy rằng có vào khoảng 700 linh mục và phó tế đã bị cho thôi mục vụ trong các giáo phận tại Hoa Kỳ từ tháng Giêng năm 2002 cho tới nay, đáp ứng việc thực thi chính sách và quyết tâm của Hôị Đồng Giám Mục với Biện Pháp đã được đưa ra”.

+ Một bản Tường Trình cho thấy là có tất cả 10,667 vụ kiện trong 52 năm qua. 80% người kiện là người nam, và 50% trong số này nói họ bị lạm dụng khi còn trong tuổi từ 11-14. Có tất cả 4,392 linh mục bị cáo buộc trong tổng số 109,694 linh mục hoạt động tại Hoa Kỳ trong thời gian 52 năm qua.

+ Bản Tường Trình thứ hai nhằm điều tra những căn Nguyên đưa đến việc khủng hoảng vi phạm tính dục vị thành niên, trong đó phê phán trách nhiệm lớn nhất là về phía các Giám Mục Hoa Kỳ không trừng phạt và thanh trừng ngay những linh mục có hành vi ngang trái trong quá khứ này.

6.3.- Thái độ của người Công Giáo trước vụ tai tiếng lạm dụng tính dục

VietCatholic News (24/08/2003 )

     Nhân vụ cựu linh mục John Geoghan, người đã gây bao nhiêu sóng gió tai tiếng lạm dụng tính dục tại tổng giáo phận Boston, Hoa Kỳ, vừa bị giết chết trong tù, VietCatholic xin đăng lại theo yêu cầu của một số anh chị em giáo dân bài giảng của cha Roger Landry về thái độ của người Công Giáo trước vụ tai tiếng lạm dụng tính dục.

Tác giả: Cha Roger Landry, chánh xứ Espirito Santo, Fall River, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Nguyên bản: One Priest’s Answer to the Scandal

(.......) Đáp trả của Giáo Hội: tôi lại đặt ra một câu hỏi: “Phản ứng của Giáo Hội nên như thế nào trước những vụ việc này?”. Các phương tiện truyền thông đã nói nhiều. Phải chăng Giáo Hội phải làm tốt hơn việc tuyển chọn để không ai có khuynh hướng ấu dâm có thể được phong chức? Tuyệt đối đúng là như thế. Nhưng điều đó là chưa đủ.

Một thời điểm cho những linh mục cao cả

  Một trong những lý do mà tôi hiện diện nơi đây ngày hôm nay trước mặt anh chị em như là một linh mục, là khi tôi còn trẻ tôi chán một số ông cha mà tôi biết lắm. Tôi thường quan sát họ cử hành Thánh Lễ mà hầu như chẳng có niềm tôn kính nào khi đặt Mình Thánh Chúa trên chén thánh, như thể họ đang cầm một thứ gì chẳng có giá trị bao nhiêu chứ không phải là Ðấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Ðộ cho mọi người và cho tôi.

Tôi nhớ thường nói với Chúa, lặp đi lặp lại niềm ao ước của tôi được trở nên một linh mục, “Lạy Chúa, xin cho con trở nên một linh mục, để con đối xử với Ngài cách xứng đáng!”. Điều đó mang lại cho tôi một ngọn lửa mãnh liệt để phục vụ Chúa. Cầu xin cho vụ tai tiếng này có thể cũng đem đến cùng một ngọn lửa sốt mến trong anh chị em.

Vụ tai tiếng này có thể là điều dẫn anh chị em xuống con đường tự sát thiêng liêng, hay nó có thể khuấy động trong anh chị em để cuối cùng nói lên rằng, “Con muốn nên thánh, để Giáo Hội có thể tỏ lộ ra trước thế giới dung nhan thật sự của Ngài, Lạy Chúa, để những người khác có thể tìm thấy nơi Ngài tình yêu và sự giải thoát mà con đã thấy”.

Đức Giêsu ở giữa chúng ta cho đến tận cùng thế giới, như lời Ngài đã hứa. Ngài vẫn trong chiếc thuyền của Phêrô và giữ không cho thuyền chìm. Cũng như vượt lên sự phản bội của Giuđa, Ngài đã đạt đến vinh quang tột bực trong lịch sử thế giới, đã đem đến ơn cứu độ của chúng ta qua cuộc vượt qua, sự chết và sự sống lại của Ngài, thì qua vụ tai tiếng này Ngài cũng có thể đem đến, và muốn đem đến, một sự tái sinh mới của sự thánh thiện, một Tông Đồ Công Vụ mới của thế kỷ 21, với mỗi người trong chúng ta - và kể cả anh chị em - những người đang đóng một vai trò thiết yếu.

Bây giờ là thời điểm cho những người nam nữ chân chính của Giáo Hội hãy đứng dậy. Đây là thời điểm cho các thánh. Anh chị em đáp trả như thế nào?

Linh Mục Roger Landry

 

 

XVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXV

 

BÀI 6: SỰ HẤP DẪN PHÁI TÍNH

                       Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh

                       Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch

                       Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm.

1.- SỰ HẤP DẪN

1.1.- Chúng ta thường bị thu hút hoặc bị hấp dẫn do đối tượng có cái mình không có.

1.2.- Hấp dẫn cá nhân do bởi tính quan tâm và chăm sóc.

1.3.- Trong cộng đồng Tu hay cộng đồng cai nghiện: một người cần, một người cho dễ dẫn đến sự hấp dẫn.

1.4.- Đối với người nghiện, họ không có để cho, người đóng vai trò quan trọng và họ tôn trọng là người bán thuốc, do đó người nghiện ngập vâng lời người bán thuốc triệt để.

2.- SỰ HẤP DẪN NAM NỮ

2.1.- Nhìn vào cá nhân: chúng ta bị hấp dẫn bởi cái gì ? Có thể ở trong vô thức. Phái nam và phái nữ luôn đi tìm tình yêu và tình yêu được nuôi dưỡng.

2.2.- Nơi trẻ em:

+ Em bé cần người lớn ẵm, hôn, ru ngủ....

+ Một em bé cho ăn, mặc mà không âu yếm nó, em bé sẽ không trưởng thành được. Đứa bé sẽ chết, nó sẽ không trưởng thành thể lý lẫn tâm lý.

2.3.- Đi tìm tình yêu, khi cỨ cho mà không được nhẬn: Linh Mục và các Tu sĩ là những người cứ cho, cho, và cho... mà mình không được nhận, các vị ấy dễ sa vào tình trạng đi tìm kiếm tình yêu. Nếu không được cho lại (những tương quan và chăm sóc lành mạnh từ cộng đồng), các vị ấy sẽ đi tìm kiếm (tình, tiền, danh lợi)  để “thủ” cho mình, và nhiều trường hợp đi vào con đường tiêu cực.

2.4.- Yêu thương chỈ định dễ đưa đẩy đến nghiện: Người nghiện thường thiếu tình thương trong gia đình (trống vắng, hiểu lầm, thất bại...), nên dù cha mẹ họ lo cho họ đầy đủ nhưng họ vẫn thấy thiếu tình thương, cái yêu thương người nghiện nhận được nơi cha mẹ là cái yêu thương chỉ định (phải làm cái này, phải làm cái kia...) không phải là tình yêu đúng nghĩa; người nghiện thấy thiếu và đi tìm kiếm tình yêu và sự đồng cảm nơi cộng đồng những người nghiện ngập.

2.5.- HuẤn luyỆn chỈ vỤ luẬt dỄ gây sỢ hãi: Chương trình huấn luyện trong Hội Dòng, chủng viện chỉ có lề luật mà không có yêu thương thì sẽ luôn dẫn đến sợ hãi và luôn đi tìm chỗ dựa nơi người có quyền hành. Thánh Gioan Tông đồ viết: Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo (1 Ga 4:18).

3.- SỰ LỆ THUỘC CỘNG HƯỞNG (Co-dependences)

3.1.- NgưỜi bỊ “lỆ thuỘc cỘng hưỞng”: Người bị lệ thuộc cộng hưởng là người luôn làm hài lòng người mình bị lệ thuộc. Những người nghiện thường có dạng lệ thuộc cộng hưởng, cách đây 5  năm họ được khoa tâm lý gọi họ là người chưa trưởng thành nhân cách.

3.2.- ChỮa trỊ ngưỜi bỊ lỆ thuỘc cỘng hưỞng:  

+ Bạn cần giúp họ có đời sống quân bình và giúp họ biết đặt những giới hạn (set limits) cho họ (kỷ luật bản thân).

+ Bạn giúp họ quân bình những việc trong bổn phận với mình và gia đình và những việc ngoài bổn phận như phục vụ người ngoài gia đình , vì người bị lệ thuộc cộng hưởng thường chăm sóc người họ bi lệ thuộc cộng hưởng trước thay vì họ phải chăm sóc mình trước.

3.3.- Tu sĩ luôn bỊ chê BAI dỄ dẪn đẾn LỆ thuỘc cỘng hưỞng: Trong Cộng đoàn Tu, một người luôn luôn bị chê bai, họ sẽ dễ rơi vào tình trạng chán nản, bực bội, trầm cảm, khó chịu... Họ sẽ rơi vào tình trạng lệ thuộc cộng hưởng.

3.4.- Nhân cách không trưỞng thành do thiẾu yêu thương nơi CỘng đoàn:

@ Thông thường khi “thiếu” tình yêu, quyền lợi, sự tôn trọng..., một cá nhân thiếu đó dễ bị lệ thuộc, họ luôn luôn làm hài lòng người khác để được đón nhận một điều gì đó, điều này khiến họ có một nhân cách thiếu trưởng thành và dễ dẫn đến những vấn đề nghiện ngập tình dục hoặc tình yêu.

3.5.- đỂ bẠn không bỊ tình trẠng lỆ thuỘc công hưỞng:

+ Bạn phải biết chăm sóc mình trước, bạn phải can đảm “biết nói không” trước những công việc quá tải. Đức Hồng Y  F.X. Nguyễn Văn Thuận có viết: “chấp nhận giới hạn sức khỏe của con là can đảm, biết săn sóc là khôn ngoan” (Đường hy vọng  707)

+ Trong Tin Mừng Chúa Giê-su dạy các môn đệ biết “đặt giới hạn” là nếu người ta không đón tiếp thì giũ bụi chân lại và đi nơi khác, chứ không cố rao giảng ở đó: Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại. Thầy bảo thật anh em, trong Ngày phán xét, đất Xơ-đôm và Gô-mô-ra còn được xử khoan hồng hơn thành đó. (Mt 10,14-15).

4.- CHỮA TRỊ người tu bỊ hấp dẩn về tình yêu

4.1.- Tâm lý trong con ngưỜi Linh Mục và Tu sĩ :

+ Con người của Linh Mục và Tu sĩ  cảm thấy mình kiểm soát được, tự chủ được, người ấy có bản lĩnh và dễ rơi vào tình trạng hấp dẫn và bị hấp dẫn bởi người khác phái về tình yêu. Người nhân cách không trưởng thành luôn cần tình yêu, và tình yêu nuôi dưỡng; nếu không có tình yêu họ sẽ dễ mê dâm dục. Mê dâm dục không phải là tình yêu, nhưng đi tìm một sự cần thiết cho nhu cầu bản thân.

+ Trong Tin Mừng lên án sự giả hình của Biệt phái họ ăn chay vì cái tôi, vì người khác (lệ thuộc cộng hưởng) chứ không phải vì Chúa: "Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:16-18)

4.2.- CHỮA TRỊ:

+ Bạn giúp người bị ï hấp dẫn về tình yêu đặt giới hạn trong tất cả mọi phương diện, vì trong vô thức người ấy đã bị sự hấp dẫn và có sự hấp dẫn, nên khi gặp người khác phái họ sẽ dễ dàng sa ngã.

+ Có nhiều Linh Mục và Tu sĩ có khuynh hướng bị dồn nén những ham muốn, thường dễ có khuynh hướng nghiện tình yêu. Các vị ấy phải nhìn lại ơn gọi của mình để tự đặt giới hạn cho mình (kỷ luật bản thân)  và cho kẻ khác. Khi làm như vậy các vị sẽ bền đỗ hơn trong ơn gọi của mình. Vấn đề chính là các vị làm gì với sự hấp dẫn phái tính đó (có can đảm đặt giới hạn cho mình hay không).

5.- Đồng tính luyến ái

5.1.- Theo Sách GIÁO lý Giáo HỘi Công Giáo số 2352-2359:

+ (Đồng tính luyến ái là gì ?): Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng ( x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10 ), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố :”Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” ( x. CDF, décl “persona humana” 8 ). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào. (2357)

+ (Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhỊ, tránh đối xử bất công): Đừng quên một số người đã có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ, đối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công  đối với họ. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống và, nếu họ là những Ki-tô hữu, họ được kết hợp với hy sinh Thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ (2358)

+ (Những người đồng tính tiẾn dẦn đẾn sỰ toàn thiỆn Ki-tô giáo nhỜ kinh nguyỆn và ân sỦng bí tích): Những người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh. Họ có thể và phải cương quyết tiến dần đến sự toàn thiện Ki-tô giáo nhờ kinh nguyện và ân sủng bí tích, nhờ biết tự chủ để củng cố tự do nội tâm và nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi (2359)

5.2.- Thánh phaolô nói vỀ nhỮng hành vi đỒng tính luyẾn ái trong thư gỞi giáo đoàn rôma: Vì thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng mà làm những điều ô uế, khiến thân thể họ ra hư hèn. Thay vì theo Thiên Chúa thật, họ đã theo những thần giả; họ đã tôn thờ những loài thọ tạo, thay vì chính Đấng Tạo Hoá. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. A-men. Bởi thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình. (Rm 1:24-27)

5.3.- Tâm lý ngưỜi đỒng tính luyẾn ái:

+ VỀ THỂ LÝ:

@ Người đồng tính luyến ái có bộ phận sinh dục bình thường, kích thích tố quân bình. Những người đồng tính luyến ái có nhiều năng khiếu về mỹ thuật.

@ Trường hợp bạn là người “bị người đồng tính luyến ái yêu”, bạn đừng để mình là nạn nhân. Bạn phải biết đặt giới hạn cho mình và cho họ, nếu không họ sẽ tiến đến việc biến bạn thành nạn nhân của họ.

+ Về Tâm lý:

@ Người đồng tính luyến ái sẽ có nhiều vấn đề tâm lý hơn người bình thường: trầm cảm, khó chịu, nghiện. Nếu người đồng tính luyến ái là người chồng thì cường độ ghen tương của họ gấp 10 lần người bình thường.

@ Người đồng tính luyến ái quan hệ tình dục với nhiều người, họ kiếm tìm tình yêu, sự quan tâm và được âu yếm. Nếu người đồng tính luyến ái không tìm được tình yêu, họ thấy không còn thiết sống nữa.

6.- linh hưỚng

6.1.- Theo TỰ điỂn công giáo phỔ thông trang 284: Linh hướng là sự hướng dẫn mà một người muốn tiến tới trong đời sống thiêng liêng tự nguyện đến xin. Nhu cầu muốn được hướng dẫn về mặt thiêng liêng của những người đang nghiêm chỉnh vươn tới sự thánh thiện đã có từ lâu trong lịch sử Hội Thánh. Xét về bản chất, linh hướng là sự giúp đỡ tích cực mà ta có thể nhận được từ những người nhờ giáo dục, kinh nghiệm hay sự thánh thiện riêng có khả năng nhận ra ý Chúa trong việc thực tập các nhân đức kitô giáo.

6.2.- Cần có vị linh hướng: Bạn phải có một vị linh hướng để giúp bạn nhìn tới trước. Vị linh hướng có thể là một Linh Mục, một Tu sĩ , một Nữ tu, một giáo dân được huấn luyện và có kinh nghiệm.

6.3.- Hãy cẩn thận: bạn hãy tỉnh thức đừng để mình bị thu hút bởi phái tính của người linh hướng của bạn.

 

 

XVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXV

 

 BÀI 7: PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

                                Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh

                                Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch

                                Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm.

1.- Hình thành nhân cách

@ Nhân cách: Tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người (Đại từ điển tiếng Việt trang 1238).

1.1.- Nhận được nhiễm sắc thể của cha mẹ: Trước khi chúng ta sinh ra, trong bụng mẹ chúng ta đã nhận nhiễm sắc thể của cha và mẹ. Chúng ta nhận được :

+ Tính chất

+ Thể chất: mặt tròn, mắt xanh...

+ Nhân cách

+ Khuynh hướng: nhát gan, mạnh bạo...

1.2.- Nhân cách đưỢc hình thành trong bỤng mẸ: Khi hình thành phôi thai đã có sự học hiểu, nhận biết để dần lớn lên. Trong thời kỳ phôi thai bộ não thành hình đầu tiên, đứa bé trong bụng mẹ nghe được, cảm được từ người mẹ. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có những cảm xúc thế nào thì đứa bé bị ảnh hưởng. Nên khi mang thai người mẹ nên nghe nhạc nhẹ, những ca khúc dễ thương, vui, và cũng  cần cho thai nhi nghe tiếng nói của cha mẹ. Nếu được như vậy đứa bé lớn lên sẽ có những cảm nghiệm tốt về cuộc sống, có sự nhạy bén và thông minh hơn những đứa trẻ khác. Đứa bé được sinh ra và sẽ mang lấy những tính cách do tâm lý của người mẹ lúc mang thai.

1.3.- Nhân cách đưỢc hình thành do mÔi trưỜng sỐng: Môi trường sống và cộng đồng có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của đứa trẻ. Không bao giờ người lớn nhồi sọ cho đứa bé những tư tưởng tiêu cực, nếu điều ấy xảy ra nó sẽ lờn lên không lành mạnh; và trong gia đình sẽ có những người đóng vai trò “người hùng”, “người dung túng”, “người dán nhãn”. Vì vậy chúng ta luôn cho trẻ sống trong môi trường lành mạnh, và luôn nói với các em những tư tưởng lạc quan, yêu đời.

1.4.- phân biỆt trong cách đỐi xỬ sẼ gây lỘn xỘn: Trong Dòng tu hay trong một gia đình, nếu chúng ta có những cái nhìn phân biệt về việc làm hay cái đẹp bên ngoài thì thường đưa đến sự chia rẽ, ganh tị, và bất an trong cộng đồng. Nếu chúng ta có cái nhìn tôn trọng, thông cảm và tế nhị, chúng ta sẽ làm cho người khác được thăng tiến trong yêu thương.

2.- Hình thành lương tâm (Consience formation)

2.1.- Theo Tự điển công giáo phổ thông trang 301:

+ Lương tâm là sự phán đoán của trí khôn thực hành  dựa váo những nguyên tắc của đức tin và lý trí để quyết định cách hành động này là tốt hay xấu.

+ Lương tâm là một hoạt động của trí khôn, chứ không phải của tình cảm hay ý chí. Một hành động đúng hay sai là dựa vào những nguyên  tắc khách quàn mà trí khôn con người phải tuân theo, chứ không phải vì ta cảm thấy một cách chủ quan thế này hay ý chí của ta muốn thế kia.

+ Bởi đó lương tâm là một hành vi điển hình của trí khôn: áp dụng sự hiểu biết của mình vào một tình huống luân lý cụ thể. Trí khôn quyết định thế nào trong mỗi trường hợp cụ thể là dựa vào những nguyên tắc đã có trong trí khôn. Những nguyên tắc ấy được giả thiết là trí khôn đã biết hoặc  do lý trí tự nhiên khi suy nghĩ về các dữ kiện của tạo vật, hoặc do đức tin thần linh khi đáp lại mặc khải siêu nhiên của Thiên Chúa.

+ Lương tâm không tạo ra những nguyên tắc đó mà đón nhận chúng. Lương tâm cũng không đưa ra những lời phê phán về chân lý của lý trí và đức tin, nhưng sẽ sử dụng các chân lý ấy, làm tiền đề để dựa vào đấy mà kết luận nên làm (hay đáng lẽ phải làm) vì đó là điều tốt, hoặc nên bỏ qua (hoặc đáng lẽ phải bỏ qua) vì đó là điều xấu. Lương tâm cũng có thể đưa ra kết luận cho những trường hợp cần phải quyết định được phép làm hay nên làm dù không bó buộc.

+ Vai trò của lương tâm luôn luôn là quyết định về phía chủ thể xem hành động của cụ thể này, ở tại đây, lúc này, cho người này, trong những hòan cảnh này, có tính đạo đức không. Tuy nhiên quyết định ấy luôn luôn là một kết luận của lý trí dựa vào những tiêu chuẩn khách quan, những tiêu chuẩn mà lương tâm không thể tự mình ấn định nhưng sẽ đón nhận từ Đấng là tác giả của trật tự tự nhiên cũng như của trật tự ân sủng.

+ lương tâm đúng đắn là sự phán đóan của lý trí, dựa vào những nguyên tắc ngay thật để rút ra kết luận đúng đắn cho biết hành vi này hợp pháp hay có tội. Cũng có thể gọi là lương tâm ngay thẳng.

+ Lương tâm phóng túng là lương tâm sai lạc khi lý trí không dựa trên chứng cứ đầy đủ mà lại quyết định cho hành vi tội lỗi này được phép hoặc cho hành vi sai lạc trầm trọng kia là không hệ trọng.

+ Lương tâm sai lầm là phán đoán của lý trí khi quyết định sai, cho một điều bất hợp pháp là hợp pháp hoặc ngược lại. Sai lầm đó có thể là do đã dùng những nguyên tắc sai hoặc do trong lý luận, lý trí đã bị làm mê muội hay lầm lẫn.

 

2.2.- Theo Sách GIÁO lý Giáo HỘi Công Giáo:

+ số 1778: Lương tâm là một phán quyết của lý trí; nhờ đó, con người nhận biết một hành vi cụ thể mình định làm, đang làm hay đã làm, là tốt hay xấu. Trong lời nói và hành động, con người phải trung thành tuân theo điều mình biết là chính đáng và ngay lành. Nhờ phán quyết của lương tâm, con người ý thức và nhận ra những quy định của luật Thiên Chúa.


”Lương tâm là một lề luật của tinh thần con người, nhưng vượt trên con người. Lương tâm ra lệnh, nêu lên trách nhiệm và bổn phận, điều chúng ta phải sợ và điều có thể hy vọng....Lương tâm là sứ giả của Đấng nói với chúng ta sau một bức màn, dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta, trong thế giới tự nhiên cũng như trong thế giới ân sủng. Lương tâm là vị đại diện thứ nhất trong các đại diện của Đức Ki-tô” ( Newman, thư gởi quận công Norfolk )

@ RÈN LUYỆN LƯƠNG TÂM số 1783-1785

+ số 1783: Lương tâm phải được rèn luyện và phán đoán luân lý phải được soi sáng. Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lý trí, phù hợp với điều kiện đích thực như Ðấng Sáng tạo đầy khôn ngoan muốn. Việc giáo dục lương tâm rất cần thiết cho những người chịu các ảnh hưởng tiêu cực và bị tội lỗi cám dỗ làm theo ý riêng và bỏ những giáo huấn chính thức.

+ số 1784: Giáo dục lương tâm là nhiệm vụ phải theo đuổi suốt đời. Ngay từ thời thơ ấu, trẻ con phải được hướng dẫn để nhận biết và thực hành luật nội tâm đã được lương tâm công nhận. Một nền giáo dục tốt dạy con người sống đức hạnh, bảo vệ và giải thoát con người khỏi sợ hãi, ích kỷ và kiêu căng, những mặc cảm tội lỗi và thái độ tự mãn, những thứ phát xuất từ sự yếu đuối và dễ sai lầm của con người. Giáo dục lương tâm bảo đảm tự do và tạo bình an trong tâm hồn.

+ số 1785: Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường để rèn luyện lương tâm. Chúng ta phải lãnh hội Lời Chúa trong đức tin, trong kinh nguyện và đem ra thực hiện; phải kiểm điểm lương tâm dưới ánh sáng Thập Giá Đức Ki-tô; nhờ ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp, có các chứng từ và lời khuyên nhủ của anh em giúp đỡ, được giáo huấn chính thức của Hội Thánh hướng dẫn.

2.3.- NHẬN BIẾT BẢN CHẤT :

+ Đứa trẻ 6-7 tuổi đã nhận ra bản chất tốt hay xấu, đây cũng là giai đọan lương tâm được hình thành.

+ Lương tâm đứa bé bị ảnh hưởng bởi:

    @ Sự giáo dục của cha mẹ và gia đình.

    @ Niềm tin, các tiêu chuẩn đạo đức.

    @ Đức tin, tôn giáo.

3.- NHÂN CÁCH NGƯỜI NGHIỆN (Personality of addict)

3.1.- CẢm xúc không trưỞng thành: người nghiện không được yêu thương, hay được bảo bọc quá đáng sẽ dẫn đến tình trạng cảm xúc không trưởng thành.  

3.2.- BỰC TỨC KHI THẤT BẠI VÀ TÌM BÙ TRỪ: Người nghiện có quyết định gì mà không thành công, họ sẽ bực tức và dẫn đến ngoan cố và họ có thể trở thành người phá hoại. Thí dụ: một gia đình hay có sự sô sát và một hay nhiều người trong gia đình giải quyết không được, họ tự đi vào con đường nghiện để bù trừ cho sự thất bại của mình, việc đi vào con đường nghiện do bất mãn bản thân mình.

3.3.- PHẢN ỨNG TIÊU CỰC ĐỂ PHẢN ĐỐI: Người nghiện phản ứng có tính tiêu cực để phản đối những quan niệm của người xung quanh xúc phạm đến họ do những phân biệt đối xử của người xung quanh với họ.

4.- SỰ LỆ THUỘC CỦA NGƯỜI NGHIỆN

4.1.- NGƯỜI NGHIỆN LỆ THUỘC TÂM LÝ VÀ THỂ LÝ: Người nghiện bị lệ thuộc về tâm lý lẫn thể lý. Về tâm lý, người nghiện nghĩ là cần điều gì đó và phải cố gắng tìm. Về thể lý, cơ thể người nghiện cần một chất hoặc một vitamin nào đó và cứ luôn cảm thấy thiếu.

4.2.- NGHIỆN HÊ-RÔ-IN: Người nghiện tìm thiên đường ào ảnh khoái lạc qua việc chích Hê-rô-in, họ mong muốn mong muốn tìm khoái lạc như lần đầu, và họ tăng liều lượng để tìm khoái lạc; nhưng người nghiện càng ngày càng lệ thuộc Hê-rô-in. Khi không có thuốc họ vật vã đau đớn, nên lúc này người nghiện lệ thuộc hai điều là tìm khoái cảm và tránh khỏi phải bị vật vã.

4.3.- NGHIỆN RƯỢU: Thông thường uống rượu bia để giảm sự căng thẳng, hoặc để giao tế với tâm lý khi uống rượu để được người khác chấp nhận. Người nghiện rượu uống rượu để lấy can đảm nói hay thực hiện một điều gì đó. Còn về thể xác, nếu không uống thì cảm thấy chán nản, mệt mỏi..không làm việc  được.

4.4.- Thuốc gây nghiện:

+ Một số thuốc như Valeum, hay Codein nếu dùng quen cũng rất dễ gây nghiện.

+ Chất keo pha sơn: các trẻ em ở các nước nghèo nhiều em ngửi để quên đói, khi hít vào hơi xông lên não và có thể làm tổn thương phần não.

5.- HẬU QUẢ CỦA VIỆC NGHIỆN

5.1.- NgưỜi nghiỆn ma túy: Vách ngăn mũi của người hít ma túy bị phá hủy, nên họ thường hay chảy nước mũi thường xuyên.

5.2.- NgưỜi nghiỆn cẦn sa: Người hút cần sa thường tỏa ra xung quanh mùi hôi, nên họ thường đốt nhang hoặc hương trầm để át mùi cần sa.

5.3.- NGƯỜI NGHIỆN THỰC PHẨM: Họ thường dùng loại thức ăn nào đó, dùng quen rồi không muốn thay đổi, thiếu loại thức ăn đó họ còn cảm thấy bức rức khó chịu.

5.4.- NGƯỜI NGHIỆN MUA SẮM: Mỗi lần bực tức, căng thẳng họ liền đi mua sắm cho thỏa mãn hay giải tỏa cơn bực tức, mà có những thứ họ mua nhưng không bao giờ dùng tới.

5.5.- NGƯỜI NGHIỆN VIỆC: Họ làm việc để được người khác khen, nên họ cố gắng làm sống chết mà quên đi những việc bổn phận khác.

5.6.- NGƯỜI NGHIỆN QUYỀN HÀNH: Thích quyền hành và kiểm soát người khác.

 

6.- CHỮA TRỊ NGƯỜI NGHIỆN

6.1.- ĐẶT GIỚI HẠN: Người nghiện cần được chữa trị về tâm linh và thể xác. Bạn giúp họ nhìn ra và biết đặt giới hạn cho chính họ.

6.2.- CỞI MỞ: Bạn giúp họ cởi mở với những người xung quanh. Bạn nên để ý đến những yếu tố tiêu cực từ gia đình ảnh hưởng đến cá tính của họ, để tồn tại trong gia đình họ thường tạo một lớp vỏ bọc đóng kín với những người xung quanh, hoặc đóng vai trò anh hùng hoặc dán nhãn, nên họ không thành thật với chính mình.

6.3.- CHẤP NHẬN CHÍNH MÌNH: Bạn giúp họ chấp nhận bản thân của họ, họ phải chấp nhận chính mình mà không lấy mẫu từ người khác. Bạn tránh so sánh người nghiện với người khác kẻo gây cho họ nản lòng thất vọng.

 

 

XVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXVXV

 

 BÀI 8: YÊU NGƯỜI KHÁC NHƯ CHÍNH MÌNH

                                Tiến sĩ Trixie Lewis giảng bằng Tiếng Anh.

                                Linh mục Giuse Phạm Thế Đoàn thông dịch.

                                Tu sĩ Giuse Maria Trương Văn Trung, XV. ghi lại tóm tắt , thêm phần chú thích và đọc thêm.

 

1.- BIẾT MÌNH

1.1.- Theo M. Slow mỗi người đêu có những nhu cầu cần thiết theo tiến trình gồm ba bậc:

    + Nhu cầu tối thiểu

    + Nhu cầu yêu và được yêu

    + Thành đạt trong cuộc sống

      Khi bạn bạn không đạt được bước một và bước hai, mà bạn nhảy vọt lên bước ba sẽ dẫn bạn đến việc thiếu trưởng thành.

1.2.- Trước tiên bạn hãy xem lại con người của mình, với những hiểu biết của mình, sau đó bạn soi chiếu những hiểu biết của mình với những tín điều và những giáo huấn của Giáo Hội. Niềm tin của bạn cần phải tiến triển theo năm tháng cùng với những tiến triển của cuộc sống. Bạn xác tín vào những gì mình sống và xác tín vào những gì mình dạy.

1.3.- Thành thật với chính mình: Xin bạn đọc và suy niệm Mt 5,33-37: "Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

1.4.- Hãy coi chừng những tiên tri giả của thời nay qua những quảng cáo: Bạn nhìn lại nơi mình, các tín lý không thay đổi, chỉ có vấn đề là đức tin của bạn có trưởng thành hay không. Bạn nhận ra trong cuộc sống nhiều quảng cáo đa số vì lợi nhuận, bạn dễ bị họ đánh lừa với những quảng cáo xem ra tốt đẹp, nhưng nhiều khi gây bất lợi cho đời sống của bạn. Xin bạn đọc và suy niệm Mt 7,15-20: "Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt. Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa. Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.

 

2.- TÌNH YÊU LÀ GÌ?

2.1. THÁNH PHAOLÔ NÓI VỀ ĐỨC MẾN TRONG 1Cr 13,1-13

      Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi. Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.

2.2.- NgưỜi ta nói gì vỀ yêu? Trong cuốn sách “Những bức thư tình hay nhất thế giới”, có bài thơ diễn tả về yêu:

YÊU

Yêu là yêu, là nhạc lòng lên điệu,

Là tâm hồn ghi khắc bóng hình ai,

Là nhớ nhung mơ mộng suốt đêm dài,

Là chờ đợi bước thân người thương mến.

Yêu là mắt nhìn nhau đầy âu yếm,

Môi ngập ngừng mà nói chẳng nên câu,

Lúc gần nhau quyên vạn nỗi ưu sầu,

Và thấy cả cuộc đời lên sắc thắm.

                                                                                         Ái Trinh

(Trích trong tạp chí Văn Hóa Ngày Nay)

LOVE

Love is love, the swelling song of the heart,

The soul on which is graven an image,

To yearn, to dream for endless nights,

To await the footfalls of the beloved.

Love is eyes caressing each other,

Tremling lips that can utter no phrase,

When together the forgetfulness of a million sorrows,

And seeing life in brilliant colors.

 

2.3.- Định nghĩa theo tâm lý;

+ Tình Yêu là cảm xúc của mình đối với một người khác.

+ Tình yêu là sự tương quan của mình đối với một người khác.

@  Tình yêu thuần khiết: tình yêu thể hiện hành động nhưng không có vấn đề xác thịt.

@ Tình yêu lãng mạn: cảm xúc đi đến hành động thiết htực qua việc ân ái.

 

BÀI ĐỌC THÊM: TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

(Sách GIÁO LÝ Giáo Hội Công Giáo SỐ 2360-2362)

+ Theo ý định của Thiên Chúa, phái tính hướng về tình yêu vợ chồng. Trong hôn nhân, ái ân trở thành dấu chỉ và bảo đảm của sự hiệp thông tinh thần. Giữa hai tín hữu, dây liên kết hôn nhân được thánh hóa bằng bí tích.

+ ”Nhờ khả năng tính dục, người nam và người nữ hiến thân cho nhau qua những hành vi dành riêng cho vợ chồng. Tính dục không chỉ là hành vi sinh lý, nhưng liên can đến những điều thâm sâu nhất của nhân vị. Tính dục chỉ thực sự xứng đáng với con người, khi nó là thành phần không thể thiếu của tình yêu giữa người nam và người nữ đã cam kết hiến thân cho nhau trọn vẹn suốt đời ( x. FC 11 ).

         Tô-bi-a chỗi dậy, ra khỏi giường và nói với Sa-ra : “Ðứng lên em, chúng ta hãy cầu nguyện nài xin Ðức Chúa xót thương và phù hộ chúng ta”. Cô đứng lên, rồi cả hai bắt đầu cầu nguyện và nài xin cho mình được an lành. Tô-bi-a bắt đầu như sau : “Lạy Thiên Chúa của tổ tiên chúng con, xin chúc tụng Chúa.... Chính Chúa đã dựng nên ông A-đam, dựng nên cho ông một người trợ thủ và nâng đỡ là bà E-và vợ ông. Và loài người đã sinh ra từ hai ông bà. Chính Chúa đã nói : “Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một người trợ thủ giống như nó”. Giờ đây, không phải vì lòng dục mà con lấy em con đây, nhưng vì lòng chân thành. Xin Chúa đoái thương con và em con, cho chúng con được sống bên nhau đến tuổi già”. Rồi họ đồng thanh nói : “A-men, A-men!” Sau đó, họ ngủ luôn cho đến sáng” (Tb 8, 4-9).

+ ”Những hành vi thực hiện sự kết hợp thân mật và thanh khiết của đôi vợ chồng đều cao quý và chính đáng. Ðược thi hành cách thực sự nhân linh, những hành vi ấy biểu hiện và khích lệ sự hiến thân cho nhau nhờ đó hai người làm cho nhau thêm phong phú trong hoan lạc và biết ơn” ( x. GS 49,2).

 

 

 

 

back to top
Filters