News Filters

Giải đáp phụng vụ: Sự truyền phép từ xa là hợp lệ không? *** Thầy Giuse Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ

Thứ tư, ngày 17 tháng mười một năm 2021

  Giải đáp phụng vụ: Sự truyền phép từ xa là hợp lệ không?

 

  Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

  Hỏi: Linh mục có thể đứng xa bàn thờ bao nhiêu mét để truyền phép Mình Máu Chúa, và ngài có thể chủ trì bao nhiêu bàn thờ cùng một lúc? Trường hợp mà con chứng kiến là ở trong một hội trường lớn, nơi đó bánh và rượu được chuẩn bị sẵn tại mỗi bàn, có tám người ngồi xung quanh mỗi bàn, và linh mục ngồi ở một bàn khác ở cuối phòng. Con đặt câu hỏi về tính hợp lệ của việc truyền phép ở mỗi bàn, ngoại trừ ở bàn có linh mục. Nếu điều này là hợp lệ, thì liệu một nhà truyền giáo hoặc Giám mục có thể truyền phép hai hình trên tất cả các bàn thờ tại một thời điểm nhất định giáo xứ hoặc giáo phận của mình chăng? Một số người nói rằng vị trí hợp lệ dựa vào ý định, vì vậy nếu bạn có một ý định rất rộng, thì được; đúng không, thưa cha? - D. H., Salem, Missouri, Hoa Kỳ.

  Đáp: Có nhiều điểm cần được giải quyết trong câu hỏi của bạn đọc này.

  Không cần phải nói, tình hình được bạn mô tả trình bày một sự lạm dụng rất nghiêm trọng cho các quy định phụng vụ, và cho thấy sự bất kính đối với phép Thánh Thể, và sự hiểu biết thần học rất nghèo nàn. Sẽ là quá mức để liệt kê tất cả các vi phạm luật phụng vụ ở đây. Nhưng sau đó, không chắc rằng lòng trung thành với luật phụng vụ là mối quan tâm cao nhất đối với vị linh mục đã thực hiện nghi thức này.

  Xét về một khía cạnh mà thôi, chức năng này chắc chắn đã đi ngược lại huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí tích Cứu độ), số 38 và 77:

  "38. Giáo lý không thay đổi của Giáo Hội về bản tính của Phép Thánh Thể, được xem chẳng những như là một bữa tiệc, mà còn và trước hết là một hy tế, một cách chính xác được coi như là một trong những chìa khoá chính để hiểu và thực hiện việc tham gia đầy đủ của tất cả các tín hữu vào một Bí Tích cao trọng dường ấy. “Bỏ đi giá trị hy tế của nó, Thánh Thể chỉ có ý nghĩa và giá trị của một cuộc gặp gỡ thân hữu trong một bữa tiệc thông thường mà thôi”

  "77. Tuyệt đối không có trường hợp nào được phép kết hợp việc cử hành Thánh Lễ với một bữa ăn bình thường, cũng không được phép kết hợp Thánh Lễ với một bữa ăn lễ lạt loại này. Ngoại trừ trường hợp cần thiết quan trọng, không được phép cử hành Thánh Lễ trên một bàn ăn, hoặc trong một nhà cơm, hay trong một nơi được dùng vào mục đích ăn uống, hoặc bất cứ nơi nào có thức ăn, những người tham dự Thánh Lễ cũng không được phép ngồi vào bàn ăn trong lúc cử hành. Nếu, trong trường hợp cần thiết quan trọng, nếu Thánh Lễ phải cử hành cùng nơi được dự trù sau đó làm phòng ăn, thì phải dự trù có một khoảng thời gian đủ giữa lúc cuối Thánh Lễ và đầu bữa ăn, và cấm không được trao của ăn cho các tín hữu trong khi cử hành Thánh Lễ” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

  Một điểm trầm trọng hơn liên quan đến tính hợp lệ của sự truyền phép ở các bàn khác. Ở đây, chúng ta phải xem xét nhiều điểm, vì một câu trả lời rõ ràng là không dễ dàng.

  Theo giáo lý của Công đồng Trentô, ý định bí tích phải được thực hiện như Hội Thánh làm, bất cứ khi nào Hội Thánh thực hiện nghi thức này. Điều này có nghĩa rằng linh mục phải ít nhất có ý định truyền phép bánh và rượu.
  Điều này không có nghĩa là ngài dự định tuân theo tất cả các quy định của Hội Thánh khi làm như vậy. Với điều kiện là chất thể và mô thức chính xác được thống nhất với ý định,  Hội Thánh thường công nhận tính hợp lệ của một cử hành Thánh lễ bị lạm dụng, nơi đó nhiều quy định đã bị bỏ qua.

  Đồng thời, các hành vi lạm dụng có thể đạt tới mức độ mà chúng sẽ chứng minh rằng chủ tế không còn có ý định làm như Hội Thánh dạy nữa. Và do đó, bí tích sẽ là không hợp lệ mặc dù chất thể và mô thức chính xác được sử dụng.

  Vì vậy, thí dụ, Hội Thánh đã chính thức tuyên bố rằng Hội Thánh không công nhận phép rửa tội của một số phái như Nhân Chứng Giê-hô-va hoặc Mormon. Mặc dù các phái này có thể sử dụng một công thức rửa tội chính xác, họ không tin vào Chúa Ba Ngôi - và vì vậy đó không phải là phép rửa tội như Ki tô hữu hiểu điều đó.

  Trong trường hợp do bạn đọc trình bày, người ta có thể lập luận rằng mức độ lạm dụng là quá mức, đến nỗi ý định không còn tương thích với ý của Hội Thánh nữa. Lập luận này là khả dĩ, nhưng không hoàn toàn chắc chắn.

  Vấn đề khoảng cách cũng phải được giải quyết. Như bạn đọc nêu ra, nếu ý định một mình là đủ, điều gì sẽ ngăn cản sự truyền phép từ xa? Ở đây các lời truyền phép sẽ giúp chúng ta. Có một ý nghĩa rõ ràng cho các từ "Các con hãy nhận lấy", và "Này là Mình (Máu) Ta". Từ "này" không giống như từ "kia" hoặc từ "đàng kia".
  Các quy định phụng vụ thường đòi hỏi rằng tất cả những gì được truyền phép phải ở trước mặt vị linh mục, ở trên bàn thờ và trên một khăn thánh (corporal). Trong các trường hợp rất đặc biệt, chẳng hạn như Thánh Lễ đông người có Giáo Hoàng chủ sự, các bình thánh đựng bánh lễ đã các linh mục và phó tế cầm, và các vị này đang đứng xung quanh hoặc ngay phía sau bàn thờ trong phần Kinh nguyện Thánh Thể. Do đó, một quan hệ nào đó giữa bàn thờ và bánh lễ sắp được truyền phép luôn được duy trì, mặc dù trong một số trường hợp khoảng cách vật lý có thể là tương đối lớn.

  Thỉnh thoảng, khi số người là quá đông đến nỗi các linh mục xung quanh bàn thờ không thể cho Rước lễ cho tất cả mọi người từ Bánh thánh được truyền phép trong thánh lễ, Bánh thánh đã được truyền phép trong một thánh lễ khác và được lưu giữ trong một nhà thờ gần đó, được dùng để cho các người đứng xa nhất Rước lễ. Ngay cả Đức Thánh Cha cũng không tin rằng Ngài có thể truyền phép tử một khoảng cách xa.

  Điểm này cũng sẽ làm cho dễ hiểu hơn rằng sự truyền phép cố ý tại các bàn khác là không hợp lệ. Một lần nữa, lập luận không phải là chắc chắn, nhưng là khả dĩ thôi. Và do đó, linh mục không nên tiến hành như ngài đã làm, vì chúng ta không thể đùa giỡn với tính hợp lệ của các bí tích.

  Trường hợp như trên nên được báo cáo cho Giám mục, vì ngài chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo rằng linh mục ấy hoàn toàn hiểu được sự nghiêm trọng của hành động của mình, và để đảm bảo rằng sự việc ấy sẽ không còn được lặp lại nữa.

  Sau khi tôi trả lời như trên đây, một số bạn đọc gửi thêm các thắc mắc liên quan, trong đó nổi ra thêm hai chủ đề khác.

  Một số linh mục đã đề cập đến việc họ tham dự Thánh Lễ Giáo hoàng, mà ở đó họ đã cầm  bánh lễ sẽ được truyền phép, mặc dù họ đứng khá xa bàn thờ.

  Điểm cần hói ở đây không phải là khoảng cách vật lý xa, vốn do bản chất của một số bục đứng có thể là tương đối lớn, nhưng là mối tương quan mà các linh mục cầm bánh lễ để truyền phép có với bàn thờ.

  Trong phần lớn các trường hợp, các linh mục cầm bình thánh tại Thánh lễ Giáo hoàng có tương quan trực tiếp với bàn thờ. Thường không có ai khác giữa các linh mục và các vị đồng tế ở bàn thờ, và vị chủ tế biết được sự hiện diện của họ.

  Nếu ở dịp nào đó, khía cạnh này không được tuân giữ, thì có lẽ là do thiếu sự tổ chức hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc hoạch định hậu cần của Thánh Lễ Giáo hoàng, đặc biệt là trong các năm đầu tiên của trièu giáo hoàng lưu động của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

  Trong trường hợp mà chúng ta kiểm tra, không có mối tương quan giữa các bánh lễ sắp được truyền phép và "bàn thờ".

  Một bạn đọc chu đáo từ New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ, đã nắm bắt một sự thiếu chính xác thần học trong một thí dụ, mà tôi đưa ra liên quan đến việc không công nhận phép rửa tội của phái Mormon.

  Bạn này viết: "Tôi nhớ lại việc đọc nhiều hơn một lần rằng niềm tin như vậy, về phía người rửa tội, là không cần thiết để ban phép rửa tội một cách hợp lệ, công thức ấn tượng của việc rửa tội là ngay cả một người vô thần cũng có thể làm phép rửa tội. Tuy nhiên, không người vô thần nào tin vào Chúa Ba Ngôi; như tôi nhớ lại công thức truyền thống, chính việc người vô thần có ý định làm những gì Hội Thánh làm (tuy nhiên động lực của người vô thần là mù mờ) làm cho việc ban phép rửa tội là hợp lệ.

  “Trong trường hợp của phái Mormon và phái Nhân Chứng Giê-hô-va, thì không phải là việc họ không tin vào Chúa Ba Ngôi làm cho phép rửa tội của họ là không hợp lệ, nhưng là hệ quả rằng, do họ thiếu niềm tin này, họ không có ý định, như một luật, làm điều Hội Thánh làm khi ban phép rửa. Bí tích không thành vì thiếu ý định.

  "Hơn nữa, vì các người vô thần có thể làm phép rửa mặc dù là người vô thần, nhưng cũng có thể về mặt kỹ thuật người phái Mormon và phái Nhân Chứng Giê-hô-va cũng có thể làm phép rửa, mặc dù họ có xác tín tôn giáo riêng của họ, nếu trong các trường hợp đặc biệt (vì bất kỳ lý do gì) họ cố tình chọn kết hiệp ý định của họ với ý định của Hội Thánh Công giáo trong việc rửa tội".

  Các nhận xét của bạn đọc này về cơ bản là chính xác do có sự phân biệt giữa niềm tin và ý định, và liên quan đến các lý do cho việc không công nhận phép rửa tội được thực hiện trong phái Mormon. Sự không hợp lệ của các phép rửa tội này đã được chính thức tuyên bố trong một văn bản ngắn có chữ ký của Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, với sự phê chuẩn đặc biệt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào ngày 5-6-2001. (Zenit.org 21-11 và 5-12-2006)

  Nguyễn Trọng Đa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

http://www.ewtn.com/library/liturgy/zlitur152.htm

Consecration at a Distance

ROME, 21 NOV. 2006 (ZENIT)

Answered by Father Edward McNamara, professor of liturgy at the Regina Apostolorum university.
Q: How far from the altar can the celebrant be for the consecration and how many altars can he preside over at once? The situation I witnessed was in a large conference hall where bread and wine were prepared at each table where eight people sat around and the priest was at another table at the end of the hall. I question the validity of consecration at any of the tables except where the priest was. If this is valid, then what is to keep a missionary or bishop from consecrating all the elements on all the altars at a given time across his parish or diocese? Some say valid location is based on intention, so you could have a very broad intention, yes? — D.H., Salem, Missouri

A: There are several points that need to be addressed.
Needless to say, the situation described represents a very grave abuse of liturgical norms and shows disrespect toward the Eucharist and very poor theology. It would be too extensive to list all infractions of liturgical law. But then, it is unlikely that fidelity to liturgical law is of uppermost concern to the priest who performed this rite.

To take just one aspect, this function certainly went against the instruction "Redemptionis Sacramentum," Nos. 38 and 77:
"The constant teaching of the Church on the nature of the Eucharist not only as a meal, but also and pre-eminently as a Sacrifice, is therefore rightly understood to be one of the principal keys to the full participation of all the faithful in so great a Sacrament. For when 'stripped of its sacrificial meaning, the mystery is understood as if its meaning and importance were simply that of a fraternal banquet.'[38]
"The celebration of Holy Mass is not to be inserted in any way into the setting of a common meal, nor joined with this kind of banquet. Mass is not to be celebrated without grave necessity on a dinner table nor in a dining room or banquet hall, nor in a room where food is present, nor in a place where the participants during the celebration itself are seated at tables. If out of grave necessity Mass must be celebrated in the same place where eating will later take place, there is to be a clear interval of time between the conclusion of Mass and the beginning of the meal, and ordinary food is not to be set before the faithful during the celebration of Mass."[77]

A far graver point regards the validity of the supposed consecration at the other tables. Here we must examine several points, since a definite answer is not easy.

According to the doctrine of Council of Trent, the sacramental intention must be to do as the Church does whenever it performs this rite. This means that the celebrant must at least intend to consecrate the bread and wine.

It does not mean that he intends to follow all Church norms in doing so. Provided that correct matter and form are united to the intention, the Church would normally recognize the validity of an abusive Eucharistic celebration where many norms were flouted.

At the same time, abuses can reach such a level that they would demonstrate that the celebrant no longer intends to do as the Church does. And hence the sacrament would be invalid even though correct matter and form is used.

Thus, for example, the Church has officially declared that it does not recognize the baptism of certain groups such as Jehovah's Witnesses or Mormons. Although they might use a correct baptismal formula, they do not believe in the Trinity — and so it is not baptism as Christians understand it.

In the case at hand it could be argued that the level of abuse was such that the intention no longer corresponded to the Church's mind. The argument is possible but not absolutely certain.  

The question of distance must also be addressed. As our reader points out, if intention alone is sufficient, what would prevent long-distance consecration? Here the words of consecration themselves should help us. There has to be some meaning to the words "Take this," and "This is my body (blood)." The word "this" is not the same as "that" or "over there."

Liturgical norms usually require that all that is to be consecrated be present before the priest on the altar and upon a corporal. On very exceptional circumstances, such as large papal Masses, ciboria with hosts have been held by priests and deacons who are around or immediately behind the altar during the Eucharistic Prayer. Thus some relationship between the altar and the hosts to be consecrated is always maintained even though on some occasions the physical distance might be relatively large.

On one or two occasions, when the number of people made it impossible for the priests around the altar to distribute Communion to everyone from the hosts consecrated at the Mass, hosts consecrated at another Mass and reserved at a nearby church were used to distribute Communion to those furthest away. Not even the Holy Father believed that he could consecrate at a distance.

This point would also make it more likely that the attempted consecration at other tables was invalid. Once more, the argument is not airtight, but it is probable. And so the priest should not have proceeded as he did, since we cannot play games with the validity of the sacraments.

Such a case should be reported to the bishop who is responsible for making sure that the priest in question fully understands the gravity of his action and for assuring that there will be no repetition.

* * *

Follow-up: Consecration at a Distance [12-05-2006]
Two distinct themes emerged from our Nov. 21 comments on a "long distance" consecration.
Some priests mentioned their participation in papal Masses where they held up the hosts to be consecrated even though there was some distance from the altar.

The point here is not so much the physical distance, which due to the nature of some podiums can be relatively large, but the relationship which the priests holding the hosts for consecration had with the altar.
In the vast majority of cases the priests who hold the ciboria at papal Masses have some direct relationship with the altar. There is usually nobody between the priests and the concelebrants at the altar and the celebrant is aware of their presence.

If on some occasion this aspect was not observed, it was probably due either to lack of organization or inexperience in planning the logistics of papal Masses, especially in the early years of Pope John Paul II's itinerant papacy.

In the case we examined there was no such relationship between the hosts supposedly consecrated and the "altar."
An attentive reader from New Haven, Connecticut, caught a theological imprecision in an example I gave regarding the non-recognition of Mormon baptism.

He writes: "I recall reading in more than one place that belief as such, on the part of the baptizer, is not necessary to validly administer the sacrament of baptism, the dramatic formulation of this being that even an atheist may baptize. No atheist, however, believes in the Trinity; as I recall the traditional formulation, it is the atheist's intending to do what the Church does (however obscure the atheist's motivations) that makes the valid administration of the sacrament possible.

"In the cases of Mormons and Jehovah's Witnesses, then, it is not their unbelief in the Trinity as such that renders their baptisms invalid, but rather the corollary that, given their unbelief, they do not intend as a rule to do what the Church does in baptizing. The sacrament fails from lack of intention.

"Moreover, since atheists may baptize despite being atheists, it must also be technically possible that Mormons and Jehovah's Witnesses may baptize as well, despite their own religious convictions, if in particular cases (for whatever reasons) they should deliberately choose to unite their intention with the intention of the Catholic Church in baptizing."

Our reader's observations are fundamentally correct regarding the distinction between belief and intention, and regarding the reasons for the non-recognition of baptisms performed within the Mormon belief system. The non-validity of these baptisms was officially declared in a very brief note signed by Cardinal Joseph Ratzinger with the specific approval of John Paul II on June 5, 2001. 

 

 

back to top
Filters