Giáo huấn của Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu Về Luyện ngục *** Linh mục Tiến sĩ Hubert van Dijk, ORC
22 Tháng Mười Hai 2020
Giáo huấn của Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu Về Luyện ngục:
"Trông cậy vào Lòng Thương Xót Chúa còn lớn hơn"
(Linh mục Tiến sĩ Hubert van Dijk, ORC)
Tiến sĩ Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, người được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 tuyên bố là Tiến Sĩ Hội Thánh, vào ngày 19 tháng 10 năm 1997.
Khi còn sống trong Nhà Kín, Chị đã cảm thấy tiếng gọi làm thầy dạy và Chị muốn trở thành tiến sĩ (Story of a Soul. ICS. Washington DC, 1996, Ms B, 2v, pg. 192).
Từ ban đầu, Thiên Chúa đã tiết lộ những bí ẩn Tình yêu của Người cho Chị. Chị viết: "Nếu có những người thông thái đã dành cả cuộc đời nghiên cứu đến với tôi, chắc chắn họ sẽ ngạc nhiên thấy một đứa trẻ mười bốn tuổi hiểu bí mật đường trọn lành, bí mật mà các nhà thông thái đời không được biết, vì nó được giữ nơi những ai có lòng nghèo khó! " (St. Thérèse Lisieux. Story of a Soul, ICS, Washington DC, 1996, Ms A, 49r. Jig. 105).
Trong Tông huấn Amoris Divini Scientia, xuất bản khi Thánh Têrêsa được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nói rằng, người ta không nên tìm kiếm một sự mặc khải theo khoa học các mầu nhiệm của Thiên Chúa. "Như vậy chúng ta có thể nhận ra một cách đúng đắn trong Vị Thánh thành Lisieux đặc sủng của một Tiến Sĩ Hội Thánh, bởi vì từ ơn phúc của Chúa Thánh Thần, Chị nhận được trong cuộc sống và bày tỏ kinh nghiệm đức tin của mình, và bởi vì sự hiểu biết đặc biệt về Hội Thánh là Thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. .. Sự đồng hóa đó chắc chắn hỗ trợ hầu hết những ơn cá biệt tự nhiên, nhưng cũng rõ ràng là một điều phi thường, do một đặc sủng của sự khôn ngoan từ Chúa Thánh Thần "(Divini Amoris, I.c., Nr. 7.)
Thủ bản tự thuật của Chị Thánh cung cấp dồi dào những ý tưởng liên quan đến thực tế các lãnh vực về thần học và tâm linh, nhiều đến độ cả một trăm năm sau khi Chị qua đời, vẫn còn rất dồi dào. Các đức giáo hoàng nhiều lần bày tỏ: "Têrêsa thành Lisieux là một món quà cho Giáo hội".
Trước năm 2000, khi Thánh nữ được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội, Chị trở thành người phụ nữ thứ ba trong số 33 tiến sĩ đã được Giáo hội công nhận. Chị chết trẻ. Không những Chị là người nhỏ tuổi nhất trong tất cả các tiến sĩ, nhưng Chị còn nổi tiếng nhất, được yêu thương, và sách Chị được đọc nhiều. Chị đã cho Giáo hội rất nhiều, và trong buổi bình minh của thiên niên kỷ mới, Chị sẽ tiếp tục ban phúc cho các tín hữu với những ơn phúc của Chị.
Vì vậy, Chị còn được gọi là "Tiến sĩ Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba."
"Người ta không cần phải đi đến Luyện ngục"
Thần học của Thánh Têrêsa Nhỏ là một thần học phát sinh từ cuộc sống, một thần học của kinh nghiệm. Chị nhận được nền giáo dục Công Giáo nhiệt thành ở gia đình, trong cộng đồng giáo xứ của mình, cũng như tại các trường của các nữ tu Benedictine ở Lisieux, và do đó, Chị đã quen thuộc với giáo huấn về Luyện ngục.
Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Chị suy nghĩ, có khái niệm, và phát triển tư tưởng, cuối cùng đã trở thành "Giáo huấn của Bông Hoa Nhỏ Têrêsa về Luyện ngục." (Philippe de la Trinite, La Doctrine de Sainte Thérèse sur le Purgatoire. Editions du Parvis, CH-1648 Hauteville/Suisse 1992, pg. 16).
Giáo huấn chung trong Giáo hội là: hầu như không ai có thể tránh khỏi Luyện ngục.
Khi còn là tập sinh, Chị thánh nhận xét về Luyện ngục với Sơ Maria Philomena, một trong các chị em, cũng tin rằng, hầu như không ai có thể lên thiên đàng mà không đi qua Luyện ngục.
Nhưng Chị Têrêsa nói với Sơ kia:
"Chị không tin tưởng đủ. Chị sợ hãi quá nhiều về Thiên Chúa tốt lành. Em có thể quả quyết với chị rằng: Chúa buồn lòng về chuyện này. Chị không nên sợ hãi Luyện ngục vì những đau khổ ở đó. Thay vào đó, nên tự hỏi: Tôi vào đó có làm vui lòng Chúa không? Chúa là Đấng miễn cưỡng phải trừng phạt, ngay cả khi chị cố gắng làm hài lòng Người trong mọi chuyện, và chị tin không thể lay chuyển rằng: Chúa sẽ thanh tẩy chị trong khoảnh khắc bằng Tình yêu của Người, Người không để tội lỗi nào sót lại. Thế rồi, chị có thể tin chắc rằng chị sẽ không phải đi vào Luyện ngục. (Annales de Sainte Thérèse, Lisieux. Nr. 610, Febr. 1982. Translated from the German).
Chị Têrêsa còn nói rằng: "Chúng ta sẽ xúc phạm đến Thiên Chúa nếu chúng ta không tin tưởng rằng chúng ta sẽ được lên thiên đàng sau khi chết".
Khi Chị nghe thấy những tập sinh của chị đôi khi nói, họ có thể sẽ phải chờ mong để vào Luyện ngục, Chị thánh sửa lại và nói: "Ồ, các chị làm em buồn quá, các chị gây một vết thương lớn cho Thiên Chúa, khi cứ tin rằng các chị đang đi đến Luyện ngục. Khi ta yêu, ta không thể đến đó"(Last Conversations, ICS. Washington DC. 1971, pg 273..)
Bây giờ, có một học thuyết mới, cho những người không biết Thiên Chúa, những ai không phải là trẻ con, những người không tin tưởng. Họ nhìn Luyện ngục như vậy là đúng, đúng là Thiên Chúa sẽ phán xét người ta như thế. Nhưng Trước hết và luôn luôn Chúa là CHA...Người đau khổ phải phạt đứa con bé nhỏ của Người và Người nhìn thấy nó phải đau đớn. Một đứa trẻ lẽ ra vì yêu mến Cha, nó phải vâng theo ý muốn của Cha nó, không phải để khỏi bị phạt. Điều này thực sự có nghĩa rằng Thiên Chúa không muốn Luyện ngục! Người để cho con cái Người phải chịu đau khổ, nhưng Người quay mặt đi. (La Doctrine, l.c. pg 16. Translated from the German).
Nếu Thánh Têrêsa nói đúng rằng người ta không cần phải vào Luyện ngục vì chính Thiên Chúa không muốn như vậy, Người thích giúp đỡ chúng ta. Thế nên, ai nghĩ rằng có thể tránh được Luyện ngục, sẽ không còn là điều xa vời nữa.
Nhưng theo ý kiến trên, có người nói rằng "Chỉ có ít người tránh được Luyện ngục". Điều này được các vị thánh lớn và thần bí như Gioan Thánh Giá xác nhận, người nói, "Chỉ có một số nhỏ các linh hồn đạt được tình yêu hoàn hảo" (St. John of the Cross, The Dark Night, IT. ch. XX).
(tình yêu hoàn hảo là cần thiết để tiến thẳng tới thiên đàng).
Thánh Teresa Avila cũng đã từng nói rằng "Chỉ có ít người có thể tránh được Luyện ngục". (Ferdinand Holbőck. Das Fegefeuer, Salzburg 1977, page 94f. Translated from the German).
Thánh Gioan Vianney nói, "Điều xác định rằng: chỉ có ít người được lựa chọn không phải đi đến Luyện ngục, và đau khổ ở đó người ta phải chịu,vượt quá trí tưởng tượng của chúng ta "(La Doctrine, I.c.page 22f. Translated from the German).
Người ta cũng phải để ý rằng: Ngay cả những ai sống đời Công giáo đều tin rằng: Những tính hữu tốt lành, cả những tu sĩ đã hiến mình cho Chúa cũng sẽ phải chịu thanh tẩy trong Luyện ngục một thời gian nào đó. Lý do điều này luôn luôn là: -Không dễ dàng tránh Luyện ngục. -Không ai là thánh. -Tôi chắc chắn sẽ phải vào Luyện ngục một thời gian.-Thiên Chúa là Đấng Công bằng. -Chúng ta chắc chắn phải xét xử công bằng.
Do đó, những gì Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói thì thật tuyệt vời:
Thánh nữ đã khuyến khích tập sinh của mình là Sơ Marie Chúa Ba Ngôi tin rằng, Sơ ấy sẽ được lên thiên đàng ngay. Sơ hỏi: "Nếu em phạm nhiều lỗi mọn thì sao, em còn hy vọng lên thẳng thiên đàng không?
Chị Têrêsa, biết rõ những điểm yếu của tập sinh của mình, trả lời: "Phải. Thiên Chúa tốt lành như vậy đó. Người sẽ biết làm thế nào. Người sẽ giúp chị. Nhưng bất chấp những gì xảy ra, chị hãy cố gắng trung thành, để Chúa khỏi chờ đợi uổng công tình yêu của chị" (Lucien Regnault, La Pensee de Ste. Thérèse de 1'Enfant Jesus sur Ie Purgatoire in Annales de Sainte Thérèse, 1986, Suppl. Nr 101, pages 21-29, quote on page 26. Translated from the German).
Thiên Chúa là Cha chứ không phải là Thẩm phán.
Khi Thánh Têrêsa đối đầu đến chủ đề này với Sr Marie Febronia, người chị em 67 tuổi, và cũng đã là Phụ tá Bề trên Tu viện. Sơ già đã nghe nói rằngChị Têrêsa nói với tập sinh có thể đi thẳng lên thiên đàng. Chị già ấy không tin, cho rằng, nói thế là quá tự phụ, hợm mình. Chị già quở mắng Têrêsa. Têrêsa đã cố gắng giải nghĩa cách yêu thương và bình tĩnh cho Sơ Febronia quan điểm của mình, nhưng không thành công, vì Sơ Febronia bám lấy niềm tin vẫn có của mình.
Đối với Chị Têrêsa, Thiên Chúa là Cha hơn là Thẩm phán, và cuối cùng Chị đã trả lời để chị kia tự do chọn: "Chị ơi, nếu chị tìm công bằng của Chúa, chị sẽ được Chúa xử công bằng. Linh hồn sẽ nhận được từ Thiên Chúa đúng như những gì nó mong muốn."(The soul will receive from God exactly what she desires.")
Chưa đầy một năm, vào tháng Giêng năm 1892, Sơ M. Febronia cùng với mấy chị em khác mắc bệnh cảm cúm và đã chết.
Ba tháng sau, Chị Têrêsa có một giấc mơ mà Chị đã trình lại cho Bề trên, và được ghi lại như sau: "Thưa Mẹ, đêm hôm qua, chị M Febronia đã hiện về với con và xin chúng ta cầu nguyện cho chị. Chị đang ở trong Luyện ngục, chắc chắn, vì Chị đã tin quá ít vào lòng Thương xót của Chúa. Qua những lời cầu khẩn của chị, qua cái nhìn âu sầu của chị, dường như Chị muốn nói với con rằng, "Chị đã nói đúng, bây giờ em phải chịu sự công thẳng của Thiên Chúa, đó là lỗi của em. Nếu em đã nghe lời Chị, tin vào Lòng Thương xót Chúa, thì em đã không có mặt ở trong Luyện ngục này. "(Annales de Sainte Thérèse, Nr. 610. Feb. 1983, page 5. Translated from the German).
"Học thuyết" của Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu về Luyện ngục gồm trong 7 câu:
Luyện ngục thành một quy luật hơn là ngoại lệ.
Một số lượng vô hạn linh hồn đau khổ trong Luyện ngục mà Giáo hội cầu nguyện hàng ngày cho họ sau khi truyền phép, không cần phải đến đó.
Nếu chúng ta nghĩ tưởng theo cách nhân loại, Thiên Chúa không muốn cho chúng ta cần Luyện ngục. Thiên Chúa không đưa chúng ta vào trần gian, nơi chúng ta bị thử thách và đau khổ sau khi ngã, để rồi chúng ta bị đau khổ một lần nữa - đau khổ tồi tệ hơn trong Luyện ngục.
Mọi người đều nhận được đủ ân sủng để đi thẳng tới cùng Thiên Chúa sau khi vượt qua các thử thách trên trần gian. Tuy nhiên, Luyện ngục là mộtcửa cấp cứu vào thiên đường cho những người đã lãng phí thời gian của họ. Dù vậy, những gì Thiên Chúa coi là ngoại lệ đã trở thành quy luật, và quyluật - vào thẳng Thiên đàng - đã trở thành ngoại lệ.
2. Đối phó với điều "không thể tránh khỏi" là một sai lầm nghiêm trọng.
Vì Thiên Chúa thực sự không muốn Luyện ngục, Người cũng không muốn cho tôi vào đó. Mà tôi cũng không muốn vào. Không ai muốn gìm mình trong nguy hiểm của Luyện ngục bằng cách sống cuộc sống tầm thường và - như những trường hợp vẫn thường xảy ra: một cuộc sống tội lỗi, nếu họ chỉ nghĩ đến những đau khổ dữ dội trong Luyện ngục.
Về vấn đề này, các nhà thần bí nhất trí nói rằng, đau khổ kém nhất trong Luyện ngục cũng dữ dằn hơn những đau khổ dữ dằn nhấn trên trái đất này! Lý do, vì ở trong Luyện ngục, linh hồn không đi qua thời gian của lòng Thương xót Chúa, nhưng ở trong thời gian của sự Công bằng Chúa. Ở đây, lời của Chúa được áp dụng: "Ta cho các ngươi biết: người ta sẽ không ra khỏi nơi đó cho đến khi đã trả hết đồng xu cuối cùng" (Lc 12, 59)
Nhiều người có thái độ bất cần đã nói: "Tôi sẽ ở đó một thời gian thôi mà". Nói thế thực là sai lầm hết cỡ. Không ai chỉ ở đó mà chơi một thời gian, người ta chịu đau đớn ở đó như chưa bao giờ chịu đau khổ trên trần gian khi còn sống. Có những người ở đó một thời gian lâu dài.
Nếu các linh hồn nghèo khó trong Luyện ngục, khi còn sống, được biết những gì mong đợi trong cõi đời đời,. Luyện ngục sẽ trống rỗng.
- Luyện ngục là một sự lãng phí thời gian.
Đây là những gì Thánh Têrêsa nói, "Tôi biết rằng bản thân tôi sẽ không xứng đáng để vào nơi đền tội mà chỉ có linh hồn các thánh nhân có thể vào đó. Nhưng tôi cũng biết rằng Lửa Tình yêu còn thánh hóa mạnh hơn lửa Luyện ngục. Tôi biết rằng Chúa Giêsu không mong muốnnhững đau khổ không cần thiết cho chúng ta, và Chúa sẽ không ban những ước muốn mà tôi đã cảm thấy, trừ khi Người muốn ban cho tôi ơn nào đó" (Story of a Soul, Ms A, 84v, pg.181).
Luyện ngục đúng là một ân sủng tuyệt vời, vì nếu cần thiết, không có sự thanh lọc trong Luyện ngục, chúng ta sẽ không được lên thiên đường, và tác phẩm nghệ thuật mà Thiên Chúa có ý định và dựng nên chúng ta sẽ không được hoàn tất.
Tuy nhiên, Thánh Têrêsa nói đúng: Vào lúc chết, ta đã có vị trí của ta trên Thiên Đàng. Sau đó, không còn phát triển trong ân sủng nữa. Bất cứ ai không đi qua Luyện ngục sẽ không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
- Chúng ta cần một hình ảnh tích cực hơn về Thiên Chúa.
Chúng ta đã biết Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói với các tập sinh của Chị rằng: "Thật là điều xúc phạm đến Chúa, khi họ nghĩ rằng họ sẽ phải vào Luyện ngục". Đó là một tuyên bố gây rất khó chịu: vì nếu điều đó là đúng, thì hàng ngàn vạn Kitô hữu đã xúc phạm đến Chúa , ít ra là làm tổn thương cho Người.
Tuy nhiên, chỉ những ai tập trung vào bản thân, suy nghĩ vô lí rằng, họ đáng phải vào Luyện ngục. Họ không nhớ rằng Chúa ở bên cạnh họ, Người yêu thương và giúp họ rất nhiều. Thực tế là chúng ta sợ hãi Luyện ngục quá nhiều, cũng có thể ta có một hình ảnh khá tiêu cực về Thiên Chúa.
Chúng ta, các Kitô hữu trong thế kỷ 20, giống như rất nhiều người, lớn lên với hình ảnh của một Thiên Chúa nghiêm ngặt, chỉ nghĩ đến trừng phạt như chúng ta đáng trừng phạt. Điều này trở lại những suy nghĩ của giáo phái Jansen, chủ nghĩa Tĩnh tịch, hay thuyết Calvin. (La Pensée,l.c., page 23. Translated from the German).
- Tình yêu xua đuổi sợ hãi.
Câu hỏi về Thiên đàng sẽ theo ngay sau khi chết là một câu hỏi của niềm tin cậy.
Đức Chúa Trời không cần công nghiệp của chúng ta để đưa chúng ta thẳng đến cùng Người, nhưng Người cần tất cả sự tin tưởng của chúng ta.Nói cách khác: Không phải tội lỗi ta có thể ngăn cản Thiên Chúa ban cho ta ân sủng, nhưng là sự thiếu tin tưởng của chúng ta.
Vì vậy, chúng ta phải rút ra kết luận rằng: Tất cả phải phụ thuộc hoàn toàn vào lòng tin cậy. Không có tin cậy, nếu không có tình yêu hoàn hảo. Và ngược lại, không có tình yêu hoàn hảo, nếu không có tin cậy.
Đây chính là điều Thánh Tông đồ Gioan đã viết trong lá thư đầu tiên của mình: "
4,17 Căn cứ vào điều này mà tình yêu đã nên hoàn hảo với chúng ta, đó là chúng ta được mạnh dạn trong ngày phán xét, vì Đức Giêsu thế nào thì chúng ta cũng như vậy ở thế gian này.
4,18 Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo"(1 Ga 4,17-18).
Văn bản này soi sáng chủ đề của chúng ta rất nhiều. Ngày Phán xét là ngày chết của chúng ta. Bất cứ ai đạt được tình yêu hoàn hảo vào lúc chết, họ nhìn thấy Thiên Chúa Thương xót và đại lượng, nên họ không thể tin vào sự trừng phạt trong Luyện ngục.
Chúng ta đang nói tới một loại ân sủng trong Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Thánh Toma Aquinô dạy rằng: Bí Tích này thực sự xóa bỏ hình phạt do tội lỗi sinh ra. (St Thomas Aquinas, Summa Theologica, Suppl. Qu. 30, art. 1. Translated from the German).
Sau khi những người đã nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, những người khác thường cho biết rằng: Các bệnh nhân được bình an, tin cậy hơn, sẵn lòng vâng theo Thánh Ý Chúa, và thanh thản, mong muốn Nước Thiên đàng.
Điều này cũng áp dụng cho những người tới lúc đó đã không tin hoặc sống trong tội trọng. Ngay cả những người này, như các nhà thần học kinh điển vĩ đại đã nói - ví dụ, Thánh Albert Cả, Thánh Bonaventura- Họ đi thẳng lên thiên đường mà không cần phải đi qua Luyện ngục.
Điều này cho thấy Bí Tích Xức Dầu Bệnh nhân ban ân sủng tuyệt vời (P. Philipon. Vie Spirituelle, Jan./Feb. 1945, pages 21-23; 16-17. Translated from the German).
- Người cuối cùng sẽ là người đầu tiên.
Trong khi nhiều người Kitô hữu đã lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng họ không đi thẳng lên thiên đường. Các nhà thần bí thường cho biết nhiều linh mục và tu sĩ phải chịu đau khổ một thời gian lâu, và phải chờ đợi tới phiên mình được giải cứu, dầu, tất cả trong số họ hoặc gần như tất cả trong số họ đã nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh nhân. Lý do điều này là gì? Câu trả lời là chắc chắn rằng họ đã không nhận Bí Tích với sự ăn năn cần thiết, hoặc vâng phục Thánh Ý Chúa, hoặc họ đã không muốn thay đổi những sai sót và thói xấu của họ trong một thời gian dài trước khi chết.
Thánh Têrêsa Hài đồng cho chúng ta biết rằng: đôi khi, Chị nghe nói rằng có những vị đại thánh lập nhiều công phúc, sau khi chịu phán xét, cũng phải vào Luyện ngục, vì chưa đền bù hết sự Công bằng của Thiên Chúa. O là lý do tại sao Chị thánh khuyên từ bỏ ngay lập tức tất cả các công phúc do những việc lành của chúng ta, và tốt hơn, ra trước mặt Thiên Chúa với đôi tay trống rỗng. (La Doctrine, l.c. page 13. Translated from the German).
Chị thánh khuyến khích Sơ Marie là chị cả trong gia đình, và là má đỡ đầu của chị như vậy, để được Chúa ban Thiên Đàng miễn phí. (St. Thérèse of Lisieux, Letters St. Thérèse of Lisieux, ICS, Washington DC, 1913, Vol. II, pg 998, LT 197).
Trong khi, có những người đầu tiên không luôn được vào Thiên đường trước, lại có nhiều trường hợp, những người cuối cùng trở thành những người đầu tiên. Thánh Têrêsa đề cập trong Thủ bản của mình về lòng Thương xót Chúa đối với kẻ trộm lành (Pious Recreations, RP 6, 9v, translated from the German) và muốn rằng câu chuyện trích trong cuốn "Các Vị giáo phụ sa mạc," (một tội nhân lớn tên là Paesie chết không được ai thương, đã được đưa thẳng lên trời), nên được thêm vào Thủ bản của Chị, "Các linh hồn sẽ hiểu ngay, vì nó là một ví dụ nổi bật về những gì Chị đang cố gắng để nói" (Last Conversations. pg. 89. CJ, 11.7.6)
Thánh Têrêsa viết thư cho cha Roulland, nhà truyền giáo ở Trung Quốc rằng: Khi giờ trọng đại của chúng ta đến, nếu ta tin tưởng, Đức Trinh Nữ sẽ ban "ân sủng của một tác động tình yêu hoàn hảo" chúng ta cần phải có "một số dấu vết của sự yếu đuối của con người" và vì vậy chúng ta sẽ đạt đến thiên đàng ngay lập tức sau khi chết. (Letters of St. Thérèse Lisieux. Vol. II, pg. 1093, LT 226).
Giáo huấn của Thánh Têrêsa là một thông điệp tuyệt vời cho thiên niên kỷ thứ ba
Nói đúng ra, Chị Têrêsa Hài đồng đã đảo ngược tất cả các ý kiến chung về Luyện ngục (La Pensee, l.c., pg. 28. Translated from the German).
Chị muốn xuất hiện trước mặt Thiên Chúa "với tay không" và giải thích lý do tại sao nó có thể dễ dàng hơn cho các người tội lỗi không có gì để dựa vào, để họ đạt Nước Trời hơn, khi so với các vị đại thánh với tất cả các công phúc của họ.
Chị nhấn mạnh rằng chỉ một sự tin cậy là đủ, các công nghiệp không đảm bảo mà thường trở ngại tiến thẳng lên thiên đường, và rằng tội lỗi không phải là một trở ngại.
Sau cuộc sống "lộn xộn" của họ, Thiên Chúa vẫn có thể đưa thẳng lên thiên đường, nếu người sắp chết chỉ có lòng trông cậy. Dễ dàng trông cậy chừng nào, nếu người ta không có công nghiệp gì, mà chỉ có những lầm lỗi nghèo nàn! Qua sự trông cậy, Chị cho thấy đường ngắn hơn để lên thiên đường cho những người bé nhỏ và khiêm nhường. Và như vậy nhiều người có thể và sẽ đi theo cách đó. Chị viết điều này cho Sơ Marie chị cả của mình :"... những gì đẹp lòng Người (Thiên Chúa) là Người nhìn thấy em yêu sự bé nhỏ và nghèo khó của em, một sự trông cậy (hy vọng) mù quáng vào Lòng Thương xót của Người ... Đó là kho báu duy nhất của con, thưa mẹ thân yêu, tại sao kho tàng này không phải là của mẹ?..." (Letters of St. Thérèse of Lisieux, Vol. II, pg. 999, LT 197).
Như đã nói, Chị Thánh đã làm cho việc nên thánh trở nên sẵn sàng cho tất cả mọi người qua con đường Bé nhỏ của mình, và điều này cũng đúng để tiến thẳng lên thiên đường ... Như thế, sẽ không còn là một ngoại lệ. Khi những người đủ thông minh thu góp từ các kho báu của tiến sĩ mới của Giáo hội chúng ta sẽ đi theo cách này cách dễ dàng, đặc biệt là những người muốn trở nên phần tử của quân đoàn Các Linh hồn nhỏ bé mà Thánh Têrêsa xin Chúa tại khúc cuối Thủ bản của mình: "Con xin Chúa nhìn đến đám đông các linh hồn nhỏ, con cầu xin Chúa chọn trong quân binh các của lễ xứng đáng cho Tình yêu Chúa" (Story of a Soul, pg. 200. Ms B, 5v).
Phải, sau khi lắng nghe thông điệp tuyệt hảo của Chị thánh, sẽ có nhiều, nhiều linh hồn ...và như thế, Luyện ngục không còn là ngã rẽ để vào Nước Thiên đàng.
Kết luận
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã cho chúng ta rất nhiều điều để suy nghĩ. Tuy nhiên, có nhiều tư tưởng mới theo cách thần học.
Đối với chúng ta, điều quan trọng nhất, trong những gì Chị viết là thông điệp về Luyện ngục.
Vấn đề những gì xảy ra với chúng ta sau khi chết, đã cảm kích chúng ta sâu sắc. Hãy nhớ đến Sơ Febronia chịu đau khổ trong Luyện ngục, thông điệp im lặng của bà từ thế giới bên kia nên kích động chúng ta. Thánh Têrêsa viết: "Dường như, Sơ muốn nói: Nếu em đã nghe chị, em sẽ không có mặt ở đây" Điều này thực sự gây "sốc" khi bạn nghĩ tới nó.
Người ta phải thừa nhận rằng Sơ Febronia vào thế giới bên kia sai cửa.
Và với Chị Têrêsa, hàng ngàn và hàng triệu những người đã có thể tránh Luyện ngục. Tại sao họ không đạt được điều này? Lý do đơn giản là không ai chỉ dẫn cho họ cách chính xác.
Xem như thế, người ta hiểu rằng Têrêsa quả là một món quà thực sự cho Giáo hội. Thiên Chúa đã ban Chị cho chúng ta như người dẫn đường và người an ủi cho chúng ta đang sống những ngày cuối đời.
Thông điệp của Chị Têrêsa về Luyện ngục thực là một ân huệ của Tình yêu Thương xót của Thiên Chúa cho thời điểm sống còn của chúng ta. Người ta có thể áp dụng lời kêu gọi khẩn cấp của Chúa Giêsu Chúa chúng ta: ". 'Ai có tai, hãy nghe" (Lc 8, 8).
(Theo web Franciscan-sfo.org)
Linh mục Mark, CMC chuyển ngữ -Nov. 2011
Lá thư từ Hỏa ngục !!!
Đây là câu chuyện của một người trẻ Công Giáo rời xa Chúa dần dần. Cuối cùng cô ta quăng mình vào hố sâu của hỏa ngục với ý thức rõ ràng. Người trẻ này đã chết và kể lại. Cô ta ở thành phố Munich, nước Đức.
Sách nhỏ này đã được chuẩn y bởi Đức Tổng Giám Mục E. Manuel De Jesus, Tổng Giám Mục Cuenca, nước Ecuador.
(Web khác nói: Booklet "The Letter from Beyond" có Imprimatur của Diocese of Traves, Germany. Imprimatur của São Paulo, Brazil, 1950
*Đọc chuyện này người ta thấy Thiên Chúa quí trọng linh hồn chúng ta chừng nào. Khi ta còn sống, Người không ngừng ban ơn soi sáng để ta được Ơn Cứu rỗi, nhưng ngược lại, con người dùng tự do Chúa ban để luôn luôn từ chối trở về, cho đến giây phút trước khi lao mình xuống hỏa ngục, cũng vẫn từ chối trở về cùng Thiên Chúa Thương xót".
Nữ Tu (Sơ Clara) đã chết khi còn trẻ, và người ta đã tìm được Lá thư này trong tài liệu viết tay của Sơ:
Lời giới thiệu Lá thư từ hỏa ngục
“Tại một văn phòng ở thành phố Munich, tôi có quen một cô bạn gái (Anna). Chúng tôi làm việc chung với nhau và trở nên gần gũi. Từ khi Anna lấy chồng thì tôi không còn gặp cô ấy nữa. Thành thật mà nói, giữa chúng tôi có sự lịch sự nhiều hơn là tình thân bạn bè. Vì thế, khi cô Anna đi lấy chồng và dọn tới vùng Villages, tôi cũng không cảm thấy nhớ nhung gì cho lắm.
Vào mùa Thu năm 1937, khoảng giữa tháng 9, khi tôi đang ở bên bờ hồ Garda, Ý Đại Lợi thì tôi nhận được một lá thư của mẹ tôi và bà viết như sau: ‘Con có thể tưởng tượng là cô Anna đã chết vì tai nạn xe không? Ngày hôm qua, người ta chôn cô ấy ở nghĩa địa Maldfridhof, thuộc thành phố Munich.’
Tin này làm cho tôi buồn bã, vì tôi biết rõ rằng Anna không phải là người ngoan đạo…Vậy cô ấy có chuẩn bị gì trong giây phút mà Chúa gọi cô ấy cách thình lình như thế không?
Sáng hôm sau, tôi dự Thánh lễ cầu hồn cho cô Anna trong nhà nguyện của các Nữ Tu, nơi mà tôi đang sống. Tôi cầu nguyện sốt sắng cho linh hồn cô ấy, và tôi dâng linh hồn cô lên cho Chúa và các thánh. Nhưng cả ngày hôm ấy, tôi cảm thấy bất an và tôi nằm xuống ngủ.
Tôi chợt có một giấc mơ và tôi bừng tỉnh dậy vì những tiếng động ồn ào. Tôi bật đèn lên và nhìn đồng hồ thì đã là 12 giờ 10 đêm. Tiếng sóng vỗ đều nhịp vào bức tường của khu vườn nhà trọ.
Dù không có gió thổi mà tôi vẫn thức dậy, vì tôi cảm thấy có tiếng ai vứt đống giấy lên bàn tôi, giống như cảnh ông xếp của tôi bực bội khi ông ném những lá thư mà ông không thích lên bàn. Tôi nghi ngờ một giây…Liệu tôi có nên ngồi dậy không? Nhưng ngồi lên để làm gì? Tôi bèn tự nhủ: “Chẳng có gì cả.”
Thế rồi tư tưởng ấy cứ ám ảnh tôi. Tôi quay sang bên cạnh và cầu nguyện Kinh Lạy Cha cho các linh hồn ở luyện ngục, rồi tôi ngủ tiếp và tôi nằm mơ thấy như sau:
"Tôi dậy lúc 6 giờ sáng vào ngày hôm sau. Khi tôi mở cửa để xuống nhà nguyện thì chân tôi đụng vào một bó thư. Tôi nhận ra nét chữ của cô Anna, bạn cũ của tôi. Tôi hét lên. Vừa run sợ, tôi vừa cầm những lá thư trong tay mình. Trong lúc run rẩy ấy, tôi nhận ra là mình không thể đọc nổi một câu kinh Lạy Cha. Tôi cảm thấy mình ngộp thở. Vì thế, tôi phải đi thả bộ để lấy lại sự bình tĩnh. Tôi sửa lại mái tóc, bỏ lá thư của cô Anna vào túi xách và rời nhà.
Khi ra ngoài, tôi đi lên con đường núi có cây Olive và có những ngôi vườn. Buổi sáng, trời thật trong xanh. Nếu vào những giây phút khác thì tôi sẽ tận huởng các cảnh đẹp tuyệt vời, vì núi đồi chập chùng, hồ nước trong xanh và hòn đảo Garda đẹp vô cùng. Màu xanh của nước luôn làm cho tôi cảm thầy thoải mái.
Nhưng trong giây phút ấy, không còn có điều gì làm cho tôi chú ý nữa. Sau khi đi bộ chừng 15 phút, tôi ngồi xuống. Cũng ngày hôm qua đây, tôi ngồi tại đây để đọc các cuốn sách tiểu thuyết. Đây là lần đầu tiên mà tôi cảm thấy những cây cối xum xuê này gây cho tôi một cảm tưởng về sự chết. Đó là một cảm tưởng mà tôi chưa hề có từ trước đến nay.
Tôi cầm lá thư. Thư không có chữ ký, nhưng đó là nét chữ của Anna, và tôi biết chắc như thế, không thể lầm lẫn được. Tôi nói như vậy vì chúng tôi làm việc chung trong một văn phòng. Tôi còn nhớ Anna thường nói chuyện và cười vui. Nàng có đôi mắt màu xanh và cái mũi nhỏ hơi tẹt. Khi chúng tôi bàn về chuyện tôn giáo thì cô Anna thường dùng một lối nói chuyện cay chua.
Bây giờ, tôi xin kể từng chữ một, khi đọc lá thư của Anna, viết từ mộ sâu, như là tôi đọc thư trong giấc mơ. Câu chuyện như sau:
Nội dung lá thư từ hỏa ngục
"Chị Clara ơi, xin đừng cầu nguyện cho tôi nữa. Tôi đã bị đoán phạt rồi. Nếu tôi nói chuyện với chị và chuẩn bị nói với chị thì đừng tưởng là vì tình bạn. Ở Hỏa ngục, chúng tôi không yêu mến ai cả. Tôi viết thư này như là một hậu quả của “một sức mạnh luôn muốn làm sự dữ nhưng nó đem lại lợi ích.” (Đây là câu thơ của Fausto do Goethe viết). Sự thật là tôi mong muốn chị sẽ ở trong tình trạng của tôi vì tôi bị đọa đầy cho tới muôn đời.
"Chị đừng nghĩ rằng đó là tư tưởng quái đản của riêng tôi, vì ở đây, ai cũng nghĩ như nhau. Chúng tôi luôn nghĩ về các điều xấu, điều mà chị cho là độc ác. Khi chúng tôi làm điều gì tốt, chẳng hạn như điều mà tôi đang làm đây, đề giúp cho chị mở mắt ra về sự hiện hữu của Hỏa ngục, thì chúng tôi không làm với ý tốt đâu. Chị có nhớ 4 năm về trước, chúng ta gặp nhau ở thành phố Munich không? Chị được 23 tuổi, và chị đã làm ở đó được 4 năm, còn tôi thì mới bước vào. Chị đã giúp tôi, khi tôi gặp khó khăn bước đầu. Chị còn khuyên tôi nữa.
Nhưng ý nghĩa của điều tốt là gì? Lúc ấy, tôi khen chị có lòng bác ái, nhưng thật là buồn cười! Chị giúp tôi là vì muốn chứng tỏ mình giỏi, đó là hình thức kiêu căng. Ngay lúc ấy, tôi đã nghi ngờ lòng tốt của chị. Ở Hỏa ngục này, chúng tôi không cho bất cứ điều gì là tốt, ở trong bất cứ ai.
"Chị đã biết đời sống của tôi trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, tôi lấp đầy những hố sâu và không nói cho ai nghe cả. Theo như ý định của ba mẹ tôi thì tôi không nên ra đời thì tốt hơn. Sự hiện diện của tôi làm trở ngại cho ba mẹ tôi. Khi tôi được sinh ra thì hai chị của tôi đã được 14 tuổi và 15 tuổi rồi. Tôi ao ước rằng mình đừng nên làm người thì tốt hơn.
Ôi, nếu như tôi có thể tự sát thì tốt quá! Tôi muốn ra khỏi tình trạng đau đớn này biết bao! Không có một sự khoái lạc nào có thể so sánh được nếu tôi có thể tự giết mình, hay biến mình thành một lớp tro bụi, để nó tan biến vào hư vô…Than ôi, nhưng tôi phải hiện hữu! "Tôi phải hiện hữu như một thực thể. Vì luật sinh tồn mà tôi hiện hữu.
- Hoàn cảnh gia đình dẫn tới hỏa ngục
Khi ba mẹ tôi còn là người độc thân, họ dọn nhà từ vùng quê đến thành phố. Lúc ấy, cả hai người đều rời xa Giáo Hội. Họ gia nhập những nhóm người không thuộc về Giáo Hội. Họ là những người cấp tiến. Hai người gặp nhau trong một buổi nhẩy đầm, và họ lấy nhau vào 6 tháng sau đó. Khi họ làm đám cưới, họ chỉ để cho nước phép dính vào người họ. Điều này đủ cưỡng bách mẹ tôi đi lễ nhiều lần trong năm. Mẹ tôi không bao giờ dậy tôi cầu nguyện.
Công việc hàng ngày làm cho mẹ tôi bận rộn.
- Chê bỏ Giáo hội, giáo dân, nhà thờ, cầu nguyện
Những từ ngữ như: cầu nguyện, nước phép, nhà thờ, Giáo Hội… khi nhắc đến thì tôi cảm thấy ghê tởm. Tôi rất ghét khi nói đến tôn giáo. Tôi ghét cả những ai đi đến nhà thờ. Tôi ghét tất cả mọi người và mọi sự nói chung.
Hiện nay chỉ còn thù hận:
Vì những điều này mà tôi bị tra tấn. Khi xong rồi, mọi kiến thức, ký ức của quá khứ như những ngọn lửa thiêu đốt tôi. Những ký ức cho tôi nhìn thấy mọi ơn phúc mà tôi đã bỏ phí. Chúng tôi bị hành hạ và tra tấn. Chúng tôi không ăn, không ngủ, không đi bằng chân. Bị xiềng xích trong tâm linh, chúng tôi nhìn về cuộc đời thất bại cũ, với những “tiếng rên la và nghiến răng.” Hận thù, hành hạ! Chị có nghe được điều ấy không?
"Ở hỏa ngục này, chúng tôi uống hận thù như uống nước. Chúng tôi ghét nhau cay đắng, và chúng tôi ghét nhất là Chúa. Tôi muốn chị hiểu rằng:
“Những kẻ được chúc phúc ở Thiên Đàng vì họ “phải” yêu mến Chúa. Họ chiêm ngưỡng Chúa mà không có tấm màn mỏng. Ngài rất đẹp và rạng ngời. Đó là điều làm cho họ có niềm vui không thể diễn tả nổi. Chúng tôi biết điều ấy, và vì biết như thế nên chúng tôi càng tức điên lên…”
- Chê ghét Chúa Giêsu Tử nạn
Trên trái đất, con người biết Chúa qua lời cầu nguyện và qua những mặc khải. Họ có thể yêu mến Chúa mà không bị bắt buộc. Hãy nhớ và chú ý nhé! Các tín hữu Công giáo (tôi rất tức giận khi viết về họ) có thể suy gẫm Chúa KiTô nằm trên thánh giá vì yêu thương họ.
Mặt khác, với những kẻ xem Chúa là hình phạt, là sự trả thù, như chúng tôi từng từ chối Ngài, thì cũng giống như sấm chớp…những người như chúng tôi hận thù Ngài với tất cả sức nặng của những ý tưởng xấu xa. Ôi Vĩnh Cửu, có những kẻ chỉ muốn xa rời Chúa, chịu mất linh hồn, có những quyết định mà ngay cả bây giờ, chúng tôi không đổi ý, hay không bao giờ đổi ý. Giờ đây, chị có hiểu rằng tại sao hỏa ngục là mãi mãi không?
Bởi vì sự cứng đầu của chúng tôi không bao giờ mềm ra.
Chúa luôn Nhân lành
Chúng tôi "bắt buộc" phải công nhận rằng Thiên Chúa là Đấng Nhân lành, ngay cả khi chúng tôi đã bị luận phạt. Sở dĩ tôi nói là bắt buộc vì dù cho tôi đang viết lá thư này bằng ý chí tự do của tôi, nhưng tôi không được phép nói dối, dù cho tôi rất thích nói dối. Tôi làm điều này ngược với ý riêng của tôi. Tôi không được nói dối, dầu tôi rất muốn làm điều đó. Khác với ý riêng của tôi, tôi phải viết nhiều điều trên tờ giấy này. Ngay cả những chuỗi lời phỉ báng mà tôi muốn ói mửa ra, nhưng tôi phải nuốt xuống.
Chúa hằng Thương xót
Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót với chúng tôi vì Ngài không cho phép những ý riêng độc ác hay hiểm độc của chúng tôi được xẩy ra trên trái đất. Điều ấy làm tăng thêm sự oán trách và đau đớn cho chúng tôi. Ngài làm cho chúng tôi chết trước kỳ hạn (Chẳng hạn như trường hợp của tôi, Ngài đã chuẩn bị những trường hợp giảm nhẹ.) Ngay lúc này, Ngài tỏ lòng thương xót bằng cách không bắt buộc chúng tôi đến gần Ngài hơn, vì chúng tôi đang ở xa Ngài, trong hỏa ngục. Điều này giảm sự đau đớn. Những bước đến gần Ngài hơn sẽ làm cho tôi bị hành hạ, giống như chị bước đến gần lửa.
- Khinh thường Rước lễ lần đầu
Chắc có lẽ chị đã cảm thấy ghê tởm khi trong một buổi đi dạo chơi, tôi đã kể cho chị nghe điều mà ba tôi bảo tôi, vài ngày trước khi tôi chịu lễ lần đầu:
”Anna, con nhớ mặc cái áo đầm đẹp của con hôm đó, mọi chuyện khác đều là không đáng kể.”
Tôi cảm thấy mắc cỡ khi nhận thấy chị có vẻ sợ hãi trước lời nói đó. Bây giờ thì tôi cười trước tư tưởng ấy…
Chỉ có một sự hợp lý là họ cho chúng tôi rước lễ khi chúng tôi được 12 tuổi. Vào lứa tuổi ấy, tôi đã xông xáo vào các lạc thú của trần gian, đến nỗi tôi sẵn sàng vui lòng gạt tất cả những gì liên quan đến tôn giáo. Lúc ấy, tôi chẳng để ý gì đến tôn giáo và việc rước lễ.
Bây giờ, điều làm cho chúng tôi tức giận là trẻ con được rước Mình Thánh Chúa từ lúc 7 tuổi. Chúng tôi đã tìm mọi cách có thể làm để đánh lừa người ta, hay đặt các tư tưởng ấy vào đầu những đứa trẻ chưa có đủ trí thông minh…Chúng nó phải mắc tội trọng…vì như thế thì Chúa không thể ảnh hưởng chúng nó với đức tin, đức cậy và đức mến (tôi nhổ nước miếng vào những chữ này). Những đức tính này còn sống động trong trái tim đứa trẻ từ lúc nó rửa tội. Chị còn nhớ khi ở trần gian, tôi đã bảo vệ quan điểm ấy không?
- Gia đình coi tiền của hơn đạo đức
Tôi đã nhắc đến ba của tôi. Ông ấy luôn gây lộn với mẹ tôi. Tôi chỉ nhắc đến điều này một ít thôi vì tôi mắc cỡ lắm. (Đó là điều đáng buồn cười khi tỏ ra mắc cỡ. Với chúng tôi ở nơi đây, mọi sự đều giống nhau…). Ba mẹ tôi không ngủ chung một phòng, tôi thường hay ngủ với mẹ tôi. Ba tôi ngủ ở phòng bên cạnh, nơi mà ông ấy có thể ra vào thoải mái. Ông uống rượu nhiều lắm nên ông làm tiêu tan di sản của gia đình tôi.
Hai chị tôi đi làm, vì họ nói họ cần tiền.
Mẹ tôi cũng bắt đầu kiếm tiền. Trong năm cuối đời, ba tôi đánh mẹ tôi thường xuyên khi mẹ không cho ba tiền.
Với tôi thì ba tôi luôn tỏ ra tử tế. Một ngày kia, (tôi đã kể cho chị nghe và chị nổi giận với tôi. Ôi, sao mà chị hay giận quá đi thôi). Tôi đổi đôi giầy lần thứ hai, vì các loại giầy cũ không hợp thời trang.
Không quan tâm giúp người chết
Một đêm, ba tôi lên cơn bịnh, có những điều xẩy đến mà tôi không bao giờ muốn nói ra, bởi vì tôi sợ rằng người ta sẽ hiểu lầm và giải thích sai lạc, nhưng hôm nay, chị sẽ được biết. Điều này cũng đáng cho tôi nhớ lại, bởi vì lần đầu tiên, tôi cảm thấy hối hận, và điều ấy cứ hành hạ tôi triền miên. Tôi đang ngủ với mẹ tôi trong phòng. Mẹ tôi ngủ rất say.
Thình linh tôi nghe có một giọng nói gọi tên tôi. Giọng nói của ai đó hỏi tôi:
“Điều gì sẽ xẩy ra khi ba của con chết?”
Trong thâm tâm tôi không yêu mến ba tôi, vì ông hay đánh đập mẹ tôi, và nói chung, tôi chẳng yêu ai cả. Tôi chỉ cảm thấy vui thích và tự hào khi người ta đối xử tốt với tôi. Tình yêu mà không bị vật chất lôi cuốn chỉ tồn tại trong những linh hồn nào có ơn Chúa mà thôi; và tôi không ở trong tình trạng được ơn Chúa như thế. Do đó, tôi trả lời câu hỏi bí mật ấy mà không kịp suy nghĩ xem câu hỏi ấy đến từ đâu:
“Ba à? Ba không chết đâu!”
Sau một hồi, tôi lại nghe tiếng nói ấy lần nữa, và tôi lại đáp một cách khó chịu:
‘Ba không chết đâu!”
Lần thứ ba, tôi bị hỏi:
“Điều gì xẩy ra khi ba con chết?”
Trong giây phút ấy, tôi ghi lại trong trí tôi những ký ức xấu về hình ảnh người cha say sưa khi về đến nhà. Ông ấy la hét, đối xử tàn tệ với mẹ tôi, và đặt chúng tôi vào những tình trạng đáng thương trước mắt mọi người. Và tôi trả lời mà không do dự:
‘Nếu ba chết thì cứ để cho ông ấy chết!”
Sau đó là một sự im lặng. Tôi không còn nghe tiếng nói ấy nữa.
Sáng hôm sau, khi mẹ tôi muốn vào phòng của ba tôi để dọn dẹp thì cánh cửa đóng. Đến trưa thì người ta phải phá cửa để vào phòng ba tôi. Ba tôi chết nằm trên giường, người ở trần. Khi uống bia, chắc ba tôi bị cảm lạnh. Chắc ba tôi cũng đã hấp hối rồi mới chết. (Theo lời tác giả thì Chúa muốn tùy thuộc nơi người con gái xem cô ta có tử tế với ba cô không, và Ngài có thể ban cho ông bố thêm giờ để hoán cải, nếu cô ấy cầu nguyện cho ba.)
- Không thích xưng tội, Rước lễ, cầu nguyện
Chị nhớ không? Chị Marta K. và chị luôn muốn tôi gia nhập nhóm trẻ Công Giáo, nhưng tôi luôn luôn nói rằng lời hướng dẫn của người lãnh đạo có vẻ như lời giảng dạy của các linh mục. Những trò chơi của nhóm Công Giáo thật vui và chị cũng biết, cuối cùng, tôi là người tổ chức của nhóm ấy. Đó là điều mà tôi thích. Tôi cũng thích các chuyến du lịch. Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy mình cần có nhu cầu lãnh nhận bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể, nhưng tôi lại không thực hiện điều này vì tôi không cho là quan trọng. Tôi tự do suy nghĩ, ao ước và chuyện vãn.
Có một lần, chị bảo tôi:
”Anna, nếu chị không cầu nguyện thì chị sẽ bị luận phạt.”
Thật sự, tôi đã cầu nguyện rất ít, mà lại miễn cưỡng cầu nguyện. Và chị đã nói đúng.
- Không cầu nguyện đú, không cầu nguyện với Đức Mẹ
Tất cả những ai bị đốt cháy trong hỏa ngục là vì họ không cầu nguyện, hay cầu nguyện không đủ. Lời cầu nguyện là bước đầu đến với Chúa. Tuy nhiên điều quan trọng và là yếu tố quyết định thì bị thiếu: Đó là hãy cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa, và tên của Bà thì chúng tôi không bao giờ kêu lên. Những việc sùng kính Mẹ làm cho ma quỷ mất đi nhiều linh hồn. Lẽ ra các linh hồn phạm tội nhiều thì sẽ rớt ngay vào nanh vuốt của ma quỷ. Tôi thật là tức giận vì tôi phải nói ra là:
“Cầu nguyện lả điều dễ dàng nhất mà nhân loại có thể làm được trên trần gian, và điều này dễ vì Chúa là Đấng Cứu Độ của mỗi người.”
Với những ai bền chí cầu nguyện với Chúa thì Ngài sẽ ban cho người ấy ánh sáng dồi dào, và Ngài sẽ làm cho người ấy mạnh mẽ đến nỗi cho dù người ấy có tội lỗi cách mấy thì hắn vẫn có thể đứng dậy mãi mãi, ngay cả khi bùn đất che kín người ấy đến cổ.
Không cầu nguyện, không được cứu rỗi
Trong ngày cuối cùng của đời sống tôi, tôi đã không cầu nguyện gì cả, đáng lẽ ra tôi phải cầu nguyện. Tôi đã từ chối những ơn huệ, nên không được ơn cứu rỗi. Ở hỏa ngục, tôi không còn được nhận một ân huệ nào nữa. Nhưng nếu được Chúa ban ơn lành thì chúng tôi cũng từ chối và nhạo báng Ngài.
Sự do dự và thay đổi của nhân loại sẽ chấm dứt mãi mãi khi ở bên kia thế giới. Trên trần gian thì loài người còn có thể đi qua từ tình trạng tội lỗi đến tình trạng ân sủng. Ở tình trạng ân sủng, ta có thể té rớt vào tội lỗi. Đôi khi vì sự yếu đuối, cũng có khi vì sự quỷ quyệt của mình.
Quyết định trước khi chết
Sự do dự và chao đảo nằm trong bản chất bất toàn của con người trên mặt đất, và sẽ chấm dứt khi con người chết. Con người ra đi với sự bất toàn của mình. Sau nhiều năm, những sự chao đảo này tàn lụi với thời gian. Ngay khi chết, con người có thể đến gần Chúa hơn hoặc quay lưng lại với Chúa. Nhưng chắc chắn trước khi tắt thở, con người tự buộc mình phải quyết định sống tốt hay sống như tình trạng cũ, tức là tình trạng bê bối trước khi chết.
Thói quen tốt hay xấu tạo nên bản chất con người khi họ đi vào vĩnh cửu. Điều này xẩy ra cho tôi: Tôi đã sống xa lìa Chúa, khi Chúa cho tôi một cơ hội chót, thì tôi đã quyết định chống lại Ngài. Nguyên nhân sự hư hoại của tôi không phải là do tôi đã phạm tội nhiều lần, nhưng là vì tôi không muốn từ bỏ tật xấu.
- Luôn từ chối dịp trở lại
Chị đã khuyên tôi nhiều lần là nên lắng nghe những bài giảng và đọc những sách đạo đức. Lúc ấy, tôi luôn trả lời chị rằng:
“Tôi không có giờ.”
Vì lý do đó mà sự bất ổn của tôi gia tăng. Hơn nữa, tôi đã ở trong tình trạng thờ ơ, nguội lạnh. Khi tôi rút lui ra khỏi nhóm Công Giáo thì cảm thấy mình thật khó lòng đi theo một con đường khác. Tôi cảm thấy không hạnh phúc nhưng hình như có một bức tường chận lại, không cho tôi hoán cải. Lúc đó, chị không hề hiểu được sự khó khăn mà tôi đang đối diện nên chị bảo tôi:
“Anna, hãy vui lên mà đi xưng tội, như vậy mọi sự sẽ tốt lành.”
Tôi cũng biết điều ấy có thể xẩy ra, nhưng thế gian, ma quỷ và xác thịt làm cho tôi rớt vào nanh vuốt của quỷ dữ. Tôi chưa bao giờ tin vào tầm ảnh hưởng của ma quỷ, nhưng bây giờ tôi biết rằng ma quỷ gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên nhân loại, như hắn đã cám dỗ tôi.
Có một điều có thể kéo tôi ra khỏi nanh vuốt của ma quỷ, đó chính là những lời cầu nguyện của những người khác và của tôi, cùng với các sự hy sinh và đau khổ. Cho dù có những việc đạo đức trên thì ảnh hưởng của ma quỷ vẫn xâm chiếm dần dần.
- Quỉ cám dỗ
Một số người có linh hồn và thể xác của ma quỷ, nhưng có những thân xác đang đi đứng mà lại có linh hồn của ma quỷ. Ma quỷ không thể lôi kéo ý muốn của những kẻ đầu hàng trước ảnh hưởng của hắn, Nhưng để trừng phạt, Thiên Chúa cho phép những kẻ dữ này đánh phá họ. Tôi ghét ma quỷ, nhưng tôi thích chí khi thấy hắn cố gắng làm hại linh hồn của tất cả mọi người. Hắn và bè lũ của hắn, vốn là những kẻ đã sa ngã với hắn lúc ban đầu. Chúng nó rất đông đảo, có hàng triệu đứa. Chúng nó tiếp tục bay trên mặt đất, giống như đàn muỗi, mà bạn không hề biết được chúng. Còn chúng tôi, những kẻ bị kết án, không thể cám dỗ các bạn được. Sự thật là: nỗi đau đớn của chúng gia tăng mỗi khi chúng dắt một linh hồn con người vào hỏa ngục, nhưng…nhưng sự hận thù có thể làm được mọi sự mà.
Thiên Chúa luôn theo dõi, ban ơn
Mặc dù, tôi đã bước trên con đường xa lìa Thiên Chúa, nhưng Chúa theo dõi tôi. Với những việc bác ái mà tôi đã làm, tôi được chuẩn bị để đi vào con đường ân phúc. Chúa đã gọi tôi, thỉnh thoảng đến một ngôi đền thờ, và tôi cảm thấy nhớ nhung. Khi tôi giúp đỡ người mẹ bệnh tật của tôi sau khi đã phải làm việc trong văn phòng suốt ngày, thì tôi đã hy sinh lúc ấy. Tiếng gọi của Thiên Chúa mãnh liệt lắm.
Trong một vài trường hợp, khi chị kêu gọi tôi đi thăm nhà nguyện của nhà thương vào buổi trưa, tôi cảm thấy tiếng gọi của ân phúc, và tôi chỉ còn một bước nữa là được ơn hoán cải. Tôi đã khóc và đã thay đổi, nhưng rồi các thú vui của trần thế lướt thắng cơ hội được nhận ân phúc: hạt lúa mì đã chết trong bụi gai. Vì tôi cứ lý luận rằng tôn giáo là vấn đề của tình cảm, nên tôi từ chối các cơ hội nhận ân phúc lần nữa, và nhiều lần khác nữa.
- Tiếp tục từ chối ơn thánh
Một ngày nọ, chị đến tìm tôi, và tôi đi với chị đến Nhà Tạm Chúa. Thay vì quỳ gối chào Chúa, tôi chỉ làm dấu qua loa. Chị không ngờ rằng tôi không còn tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa KiTô trong bí tích Thánh Thể nơi bàn thánh. Giờ này thì tôi tin vào sự hiện diện của Ngài, nhưng dĩ nhiên, là cách thức mà một người tin vào sự hiện hữu của một cơn giông bão đã ảnh hưởng đến cảm nghiệm của mình.
Đồng thời, tôi chọn cho mình một tôn giáo khác. Tôi bắt chước những ý kiến của mọi người trong văn phòng, linh hồn sẽ cải tử hoàn sinh trong một thể xác khác, và linh hồn đó cứ tiếp tục con đường ấy trong cuộc sống lữ hành của mình.
Với câu hỏi về một thế giới khác, đồng thời, niềm tin mới ấy trở nên vô hại cho tôi. Tại sao chị không nhắc nhở cho tôi dụ ngôn của người phú hộ và người nghèo tên Lazarô? Hay câu chuyện Chúa KiTô cho một tên trộm xuống hỏa ngục sau khi chết, và Ngài cho một tên trộm khác lên Thiên Đàng? Nhưng sau cùng, nếu chị có kể cho tôi nghe thì chắc gì tôi chịu hoán cải? Chị đã từng khuyên lơn như một linh mục dạy dỗ tôi mà.
- Tự tạo một Chúa dễ dãi
Dần dần tôi tự tạo một hình ảnh về Chúa cho riêng mình. Tôi cố gắng để Chúa xa xa, và không thèm liên lạc với Ngài. Tôi sống theo đường lối thoải mái mà không cần phải thay đổi tôn giáo. Chúa của tôi không ban Thiên Đàng cho tôi, mà cũng chẳng có hỏa ngục để trừng phạt tôi. Ngài để tôi ở yên một mình. Tôi thờ phượng Ngài như sau:
“Điều gì tôi yêu thích, thì tôi tin nó.”
Rồi với năm tháng qua đi, tôi thuyết phục chính mình về tôn giáo của mình là:
“Ta có thể sống với những gì mình ưa thích.”
Một điều đơn giản mà có thể phá hoại thứ tôn giáo của kẻ lữ hành là tôi, chẳng hạn như một sự đau khổ lớn lao và dài lâu; nhưng điều này không đến. Bây giờ chị có hiểu ý nghĩa của câu này không?
”Chúa trừng phạt và gửi thử thách đến những kẻ mà Ngài yêu thương?”
- Bỏ viếng Đền Mẹ, bỏ lễ Chúa nhật, đi chơi với bồ
Trong một ngày vào tháng 6, trời mùa hè, khi nhóm Công Giáo tổ chức đi hành hương ở Altetting, thuộc thành phố Bavaria, là nơi có đền thánh Đức Trinh Nữ Maria. Lẽ ra thì tôi đi chung với nhóm, nhưng tôi lại không thích những lời đồn thổi và những hình thức ngoan đạo, tức là các lời cầu nguyện và sự cung kính của khách hành hương . Tôi bị choáng ngợp bởi một hình ảnh khác với Đức Mẹ Maria, đó là sự xuất hiện của anh chàng đẹp trai Maximiliano N. Chúng tôi gặp nhau, tán tỉnh nhau và đi chơi với nhau. Hôm Chúa nhật ấy, chàng rủ tôi đi chơi riêng.
Anh chàng có một cô bồ làm việc trong bịnh viện. Nhưng chàng nhận ra là tôi đang chú ý đến chàng. Lúc đó, tôi không hề có ý định lấy chàng làm chồng. Chàng giầu có và luôn tử tế với tất cả những cô gái trẻ, đó là điều làm cho tôi giận điên lên. Tôi chỉ muốn chàng là của riêng một mình tôi thôi. Và tôi cũng muốn là người duy nhất của chàng, bởi vì tôi có một tư cách lịch sự.
(Chú thích của tác giả: Điều này đúng. Cô Anna dù không ngoan đạo, nhưng luôn lịch sự trong nhân cách. Điều này làm cho tôi cảm thấy hoảng sợ khi nghĩ rằng những người lịch lãm vẫn có thể rơi vào hỏa ngục, nếu họ từ chối gặp gỡ Thiên Chúa.)
Trong ngày Chúa Nhật ấy, anh Max để ý đến tôi, vì chúng tôi không có những cuộc nói chuyện đạo đức như cách nói chuyện của chị. Ngày hôm sau, chị đến tìm tôi và hỏi tại sao tôi không đi hành hương với nhóm của chị. Tôi trả lời là tôi đi du dương với anh Max. Chi lại hỏi:
-Thế chị có đi dự lễ không?
Tôi trả lời:
-Chị có điên không? Làm sao mà tôi có thể đi dự lễ, khi mà chúng tôi phải ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng kia chứ?
Tôi còn nhớ rằng tôi đã nói chuyện một cách gay gắt với chị:
-Thiên Chúa Nhân Lành không suy nghĩ nhỏ mọn như chị đâu!
Bây giờ, tôi phải thú nhận với chị rằng:
“Thiên Chúa trong sự nhân hậu vô biên của Ngài, Ngài đòi hỏi nhiều hơn.”
- Ích kỉ và gây bất hòa
Sau chuyến đi chơi với Max, tôi đi xem xi nê, nhẩy dầm, và đi dạo chơi. Toi bận rộn với các thú vui trần thế. Max và tôi thường hay gây lộn, nhưng tôi luôn biết cách làm hòa với chàng.
Tình địch của tôi trở nên điên tiết và hung hăng. Còn tôi thì tỏ ra im lặng, nên tôi đã gây được ấn tượng tốt nơi Max. Cuối cùng, anh chàng thích tôi hơn cô kia. Tôi rất thành công khi làm cho cô ta trở nên đáng ghét trước mắt chàng, làm cho chàng lạnh lùng với cô ta. Bề ngoài, tôi tỏ vẻ tích cực, nhưng bên trong lòng tôi thì chứa đầy thuốc độc đáng nôn mửa.
Tôi phải thú thật rằng cái tâm tình ấy chuẩn bị kỹ cho tôi vào hỏa ngục. Đó là một cách sống quỷ quyệt nếu nói theo ngôn ngữ loài người. Tại sao mà tôi lại kể cho chị nghe những điều này? Đó là để cho chị nhìn thấy và quan tâm bằng cách nào mà tôi rời xa Chúa vĩnh viễn.
Tôi biết mình rất thân mật với Max. Nếu như tôi tỏ ra yếu đuối thì xem như là hạ mình trước mắt chàng. Vì thế mà tôi phải tỏ ra cứng rắn. Tôi cố gắng chiếm đoạt Max, dù có phải trả giá đắt đi chăng nữa.
Dần dần tình yêu nẩy sinh giữa chúng tôi vì cả hai đều đẹp đẽ, thông minh và vui vẻ. Cuối cùng, chàng hoàn toàn thuộc về tôi, khoảng vài tháng trước đám cưới. Tôi coi chàng như một thần tượng. Tình yêu này dựa trên những lạc thú trần gian, đó là những thú làm cho chúng tôi mê mẩn và như bị trúng thuốc độc.
- Coi chồng hơn Chúa, đả kích Giáo hội, linh mục
Sau cùng, tôi tôn thờ Max như một thứ tôn giáo của tôi. Đó cũng là lúc mà tôi tấn công Giáo Hội, các linh mục, các ân phúc và những gì gọi là đạo đức. Chị đã cố gắng để bảo vệ những điều này, và chị đã không ngờ rằng tận cùng, sự cần thiết cho tôi là hãy trở về vời lương tâm mình. Vì tôi muốn lý luận để bảo vệ cho những suy tư của mình, nên tôi chống lại Thiên Chúa.
Chị không hiểu mà cứ tin rằng cho đến lúc cuối, tôi vẫn là người Công giáo. Tôi cũng muốn được gọi là người Công Giáo và tôi có đóng thuế cho Giáo Hội, như một loại bảo hiểm mà không hại gì. Sự quan sát và trả lời của chị đúng đó. Vì hậu quả của những mối tương quan lạnh lùng, xa cách này mà khi tôi lấy chồng thì chúng ta xa nhau, và không còn liên lạc nữa.
- Xưng tội, Rước lễ cho có lệ
Trước đám cưới, tôi đi xưng tội và rước lễ, vì đó là điều bắt buộc. Chồng tôi và tôi đồng ý rằng phải làm tròn bổn phận? Chị có thể xem đó là cách chịu lễ không thành. Sau khi chịu lễ, tôi vẫn xa cách, và đó là lần cuối cùng mà tôi đi rước lễ.
Lấy chồng mà không muốn có con
Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi trở nên hòa hợp nói chung: chúng tôi có chung quan niệm, và không muốn có con cái. Khi chồng tôi muốn có một đứa con một cách tự nhiên thì cuối cùng, tôi có thể làm cho chàng quên đi ước muốn có con. Thay vì có con, tôi cảm thấy vui hơn khi có áo quần đẹp, đồ đạc tốt, các cuộc hội họp, lái xe đi chơi, và đi du hí khắp nơi.
Năm trước khi tôi chết thình lình, là năm vui thú, vì mỗi ngày Chúa Nhật thì chúng tôi lái xe đi chơi, hay đi thăm gia đình chồng tôi. Còn tôi thì cảm thấy mắc cỡ khi thăm mẹ tôi.
- Phần thưởng hạnh phúc đời này
Gia đình chồng tôi cũng có lối sống phóng túng, nhưng tôi phải công nhận một sự thật là tôi không bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong nội tâm, dù rằng bên ngoài, tôi thường cười lớn. Một nỗi buồn vẩn vơ thường xuyên gặm nhấm trái tim tôi. Tôi nghĩ mọi sự sẽ chấm dứt khi mình chết. Tôi nhớ lại một bài giảng mà tôi nghe được khi còn là một cô gái nhỏ:
“Thiên Chúa luôn thưởng công cho những ai làm điều tốt. Và nếu Ngài không thưởng cho người ấy ở đời sau thì Ngài thưởng cho người ấy khi còn sống trên trái đất.”
Thật thế, bỗng nhiên, tôi nhận được một phần gia tài của Dì tôi là Isabel. Đồng thời, ở sở chồng tôi, người ta tăng lương cho anh ấy. Lúc đó, tôi nghĩ ơn lành là có một căn nhà mới. Chúng tôi ngày càng rời xa Thiên Chúa. Chúng tôi sống trong các khách sạn với ly cà phê, mà không đến với Chúa. Hầu như ai cũng sống như chúng tôi: từ ngoài vào trong, chứ không từ trong ra ngoài.
- Tiếp tục chống ơn soi sáng trở về
Nếu trong các chuyến du lịch, chúng tôi có đi thăm các ngôi Thánh Đường thì là để chiêm ngắm các bức họa phẩm tuyệt tác mà thôi. Lắm lúc tôi cảm thấy bực mình vì có những hướng dẫn viên không có kinh nghiệm, hay vì họ lợi dụng du khách để bán hàng hóa, như bán rượu chẳng hạn. Lẽ ra họ chỉ làm các nhiệm vụ thánh thiện, chứ không nên tìm cơ hội kiếm tiền.
Bằng cách sống ấy, tôi từ chối Chúa, từ chối các ân huệ mà Chúa ban cho trong trái tim tôi. Một điều làm cho tôi ngột ngạt là những tấm tranh có cảnh hỏa ngục mà người ta đã vẽ từ nơi nghĩa địa và ở các nơi khác, trong thời Trung Cổ. Trong các bức tranh ấy, ma quỷ nướng linh hồn trong các lò nướng có lửa màu đỏ sáng ngời, hay có những con quỷ đuôi dài đưa các nạn nhân mới đến…
Ôi, chị Clara ơi, những bức tranh vẽ về hỏa ngục có thể bị nhầm lẫn, nhưng không bao giờ nói cách quá đáng cả. Tôi thường hay có những ảo ảnh về lửa hỏa ngục. Có một lần, tôi còn nhớ rất rõ, tôi đùa giỡn dí mũi chị vào lửa diêm, tôi hỏi chị:
“Lửa hỏa ngục có mùi khét như vậy không?”
Nhưng chị nhanh nhẹn dập tắt ngay. Ở nơi đây, không ai có thể dập tắt lửa hỏa ngục được. Chị hãy lắng nghe lời tôi nói đây:
“Lửa được nói đến trong Phúc Âm không có nghĩa là người ta hối hận. Lửa mà được gọi là Lửa, thì chúng ta phải hiểu-rõ-từng-chữ mà Chúa đã phán rằng:
“Hãy rời xa khỏi Ta, kẻ bị nguyền rủa, mà vào lửa đời đời!”
Chị sẽ hỏi tôi rằng làm sao mà một linh hồn bị lửa đụng đến được? Tôi trả lời chị:
“Khi ở trên trái đất, chị bỏ tay mình vào ngọn lửa, thì tại sao một linh hồn lại chịu đau khổ? Linh hồn làm sao có thể bị đốt cháy được? Tuy nhiên, toàn vẹn con người ấy cảm thấy mình bị tra tấn và hành hạ. Cũng như vậy, chúng tôi ở hỏa ngục bị rớt vào lửa với bản chất và khả năng của mình. Linh hồn chúng tôi mất mát vì chúng tôi không thể nghĩ những gì mà chúng tôi muốn. Xin chị đừng đọc những dòng chữ này cách qua loa hay lạnh lùng bởi vì thứ lửa này không có ý nghĩa gì với chị, nhưng với tôi, nó đốt cháy tôi mà không làm cho tôi bị tiêu diệt…”
Nỗi đau đớn nhất ở Hỏa ngục
Nỗi đau đớn lớn lao nhất của tôi là: hiểu biết rõ rằng tôi không bao giờ được nhìn thấy Chúa. Ở Hỏa Ngục, điều này hành hạ chúng tôi nhiều, nhưng khi còn ở trần gian, chúng tôi không cảm thấy đau đớn gì. Khi một con dao nằm trên bàn thì nó không có gì khác biệt. Ai cũng thấy lưỡi dao nhưng lưỡi dao không cắt tay ai. Nhưng nếu con dao đâm thấu vào thể xác thì chúng ta phải hét lên vì đau đớn.
Giờ đây, tôi cảm thấy mình hoàn toàn mất Thiên Chúa. Trước đó, tôi chỉ có khái niệm về sự kiện này thôi.
Đau khổ khác nhau
Trong hỏa ngục, các linh hồn đau đớn với mức độ khác nhau. Nếu ai có lòng hiểm độc và biết rõ tội mình mà vẫn phạm tội thì bị trừng phạt nhiều hơn, và cảm nhận sự mất Chúa lớn lao hơn. Hắn bị hành hạ nhiều hơn.
Những linh hồn vốn là người Công Giáo thì đau khổ hơn những linh hồn thuộc về tôn giáo khác. Vì họ nhận được nhiều ánh sáng và ân sủng lớn lao hơn, nhưng họ khinh thường. Những linh hồn càng hiểu biết nhiều thì càng đau đớn triền miên hơn những linh hồn biết ít. Những linh hồn độc ác thì bị thống khổ hơn những kẻ phạm tội vì sự yếu đuối!
Đừng đợi khi giờ chết đến sẽ thay đổi, không đâu
Nhưng không một ai chịu đau đớn nhiều hơn những gì họ đáng chịu. Tôi ước gì điều này không phải là sự thật, thì tôi có một lý do để ghét. Có lần chị bảo tôi rằng không ai phải xuống hỏa ngục mà không biết. Đó là mạc khải được tiết lộ cho một vị thánh. Tôi đã cười trước lời chị nói. Tuy nhiên, bây giờ tôi phải xác nhận điều đó. Trong thâm tâm, tôi nói:
“Nếu điều này là sự thật, thì khi giờ chết đến, tôi sẽ thay đổi…”
Sự thật là trong khi chết cách thình lình, tôi không biết hỏa ngục là một thực tại. Không ai biết được. Nhưng tôi hiểu thật rõ và tôi lập lại một mình:
“Nếu khi mình chết, mình sẽ đi tới một thế giới khác như một mũi tên bắn vào Chúa. Mình sẽ đền tội vì những hậu quả của việc mình làm.”
Dù biết thế nhưng tôi hề không thay đổi, như tôi đã nói từ trước. Tôi không thay đổi mà vẫn giữ tật xấu. Điều này thường xẩy ra với nhân loại, nhất là những người già, và ai cũng hành động như thế cả.
Cái chết của tôi xẩy ra như sau:
Một tuần trước đây. Tôi phải nói theo kiểu đo lường thời gian, bởi vì với sự đau khổ thì dù mới có 1 tuần mà tôi có cảm tưởng như tôi bị đốt trong lửa hỏa ngục cả 10 năm rồi. Vâng, chỉ một tuần trước đây, chồng tôi và tôi đi chơi vào ngày Chúa Nhật. Đó là ngày cuối cùng của đời sống tôi. Hôm ấy có buổi bình mình rực rỡ. Tôi cảm thấy mạnh khỏe và vui vẻ trong suốt ngày.
Khi trở về, chồng tôi bỗng nhiên bị lòa mắt vì ánh đèn của chiếc xe chạy ngược chiếu, và anh ấy lạc tay lái. Tôi chỉ kịp la lên một tiếng Giêsu (nói trại ra một chút), không phải là lời cầu nguyện, mà là một tiếng hét. Một nỗi đau đớn đến xuyên thấu người tôi. Và tôi mất hết cảm giác. Thật là kỳ lạ!
- Vẫn cố chấp nói "không"
Sáng hôm ấy, tôi không hiểu làm cách nào để diễn tả, tôi có một tư tưởng trong đầu như sau:
“Con vẫn còn có thì giờ để dự Thánh lễ một lần nữa!”
Nhưng tôi trả lời:” Không!” thật rõ ràng và chắc nịch. Tôi tiếp tục nghĩ:
“Nếu cần, những điều này nên chấm dứt, hãy để cho tôi chịu các hậu quả của việc tôi làm.”
Ngày nay, tôi phải chịu sự đau đớn đời đời. Điều gì xẩy ra sau khi tôi chết? Chị sẽ tìm biết được.
Về số phận của chồng tôi, của mẹ tôi, điều gì xẩy ra với cái tử thi của tôi, tang lễ, tất cả những gì xẩy ra thì tôi được biết với các chi tiết khi tôi vào hỏa ngục. Còn những sự khác xẩy ra trên trái đất thì chúng tôi không biết rõ. Hôm nay, tôi đang nhìn thấy chị đang ở đâu.
- Phút phán xét
Trong giây phút tắt thở, bỗng dưng tôi tỉnh lại và ra khỏi bóng tối, và tôi thấy mình được bao bọc bởi một luồng ánh sáng huy hoàng, sống động, ngay tại nơi mà tử thi của tôi nằm. Sự kiện này xẩy ra như trong rạp hát: bất chợt, đèn trong phòng tắt ngúm, tấm màn kéo lên và tôi không tưởng tượng được khi thấy các cảnh tượng xuất hiện, đó là những hình ảnh của cuộc đời tôi. Giống như một tấm gương, linh hồn tôi được xem thấy những gì mình đã làm, từ khi còn trẻ cho đến khi chết. Tôi nói “Không” trước Nhan Chúa. Tôi cảm thấy mình như một tên sát nhân nhìn thấy nạn nhân không vũ khí tự vệ ở trong một phiên tòa. Liệu tôi có hối cải không? Không bao giờ!
Tôi không thể chịu đựng nổi một cảnh tượng như thế trong đôi mắt của Chúa, Đấng mà tôi lìa bỏ. Vì thế, tôi chỉ còn một con đường là chạy trốn thôi. Đó là cách chạy trốn của Ca-in xa khỏi tử thi của Abel, đó là một con đường làm cho linh hồn tôi cảm thấy hoảng kinh: tình trạng xấu xa của linh hồn tôi. Đó là tòa phán xét. Rồi có tiếng nói của Chúa Giêsu vô hình:
”Hãy tránh xa khỏi Ta!”
Ngay lập tức, linh hồn tôi như bóng tối, đi vào lửa hỏa ngục đời đời!”
Lời kết của Sơ Clara
Lá thư của chị Anna chấm dứt, và chị đã viết lá thư ấy từ hỏa ngục. Chữ cuối cùng rất khó đọc vì nó nguệch ngoạc, và lá thư nằm trong tay của tôi như bụi tro tàn. Đột nhiên tôi nghe tiếng chuông báo thức. Tôi giật mình thức dậy và thấy mình còn nằm trên giường. Ánh sáng màu đỏ của mặt trời xuyên qua cửa sổ. Giáo xứ bên cạnh đang đọc kinh Truyền Tin.
Có thật không? Có phải đó là một giấc mơ không? Chưa bao giờ như lúc ấy, tôi cảm nghiệm được lời chào kỳ quái của Anna. Tôi đọc ba Kinh Kính Mừng một cách chậm rãi. Trong lòng tôi có một giải pháp rõ ràng:
”Ta nên sống dưới sự che chở của Đức Mẹ Chúa Trời. Ta nên tôn vinh Mẹ Maria với lòng sùng kính, nếu như ta không muốn mình bị xui xẻo như một linh hồn sẽ không bao
giờ thấy Chúa!”
Tôi vẫn còn run sợ bởi giấc mơ của cái đêm kinh khủng ấy. Tôi ngồi dậy, mặc quần áo cách vội vàng và đi xuống nhà nguyện. Tim tôi dập thình thịch, và khuôn mặt tôi còn lộ vẻ luống cuống và bất an. Những người ở trọ khác đang quỳ bên cạnh tôi, họ bối rối nhìn tôi. Có thể họ nghĩ rằng vì tôi chạy xuống cầu thang nên mệt.
Buổi chiều hôm ấy, khi tôi đi bộ trong vườn thì gặp một phụ nữ già tử tế. Bà ta đến từ vùng Budapest. Bà được thanh tấy vì đau khổ nhiều. Bà ốm yếu nhưng lại hăng say phục vụ Chúa. Bà có vẻ tinh tế về phần thiêng liêng, bà mỉm cười bảo tôi:
“Này cô ơi, Chúa Giêsu không thích chúng ta phục vụ Ngài một cách vội vã đâu nhé!”
Nhưng khi bà cảm thấy tôi bị rúng động về một điều gì đó, bà nói thêm một cách nhẹ nhàng:
“Cô có biết câu chuyện về thánh Têrêsa Avila không? Hãy nghe đây:
Đừng để điều gì làm phiền bạn,
Đừng để điều gì làm cho bạn sợ.
Hãy kiên nhẫn và chiến thắng tất cả.
Mọi sự qua đi, nhưng Chúa không thay đổi,
Những ai có Chúa thì không thiếu gì.
Một mình Chúa đủ mọi sự cho ta.”
Trong lúc bà ta lập lại những lời thơ này thì dường như tôi đọc được trong linh hồn mình:
“Một mình Chúa đủ mọi sự cho ta.”
Vâng, một mình Chúa là đủ cho tôi rồi, ở đây và ở trên kia. Tôi muốn thuộc về Chúa một ngày nào đó, cho dù tôi cần phải làm nhiều việc hy sinh cần thiết. Bởi vì TÔI KHÔNG MUỐN ĐI XUỐNG HỎA NGỤC!!!”
Đến đây chấm dứt bản viết tay của một người nữ tu trẻ tuổi.