MỘT VẤN ĐỀ SiNH TỬ *** Linh mục Phêrô Hoàng Minh Tuấn, CSsR
15 Tháng Mười Hai 2021
Một Vấn Đề Sinh Tử
-2021-
MỘT VẤN ĐỀ SiNH TỬ
a†b
2021
Imprimatur
Saigon, 20-9-1955
… J.Cassaigne Vic. Apost.
-------------------------------------------------------------
*** Để cho thêm rõ ràng, chúng tôi mạn phép tu bổ đôi chút vào bản văn của các tác giả (lm.Nguyễn Du, Nguyễn Văn Vàng, Trần Hữu Thanh, DCCT) nay đã qua đời.
ĐÔI LỜI THÂN THIẾT
GỬI CÁC BẠN ĐỘC GIẢ
Từ ngàn xưa, người Việt Nam đã tin tưởng ở Trời:
“Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp”,
vì vậy
Đạo Việt Nam là đạo Trời,
Nếu có những người chưa giữ đạo ấy là vì họ chưa biết đạo.
Mời bạn cầm lấy sách nhỏ này và đọc, bạn sẽ thấy tại sao người Việt chúng ta tin vào ông Trời, vì họ nghĩ rằng “sinh ký tử qui”, “sống gửi, thác về”, sinh sống trên trần gian chỉ là nơi ký gởi tạm bợ ít lâu vài chục năm rồi sau hết ai cũng phải chết, tức là về. Nhưng vấn đề là về đâu ?
Bạn thân mến,
Bạn hãy nhìn xung quanh mình, bạn thấy ai cũng phải chết.
Hễ có sanh thì có tử.
Chính bạn rồi cũng phải chết… và khi chết bạn sẽ bỏ hết mọi sự…
Người thân………………………… bỏ
Của cải .......................................... bỏ
Danh vọng...................................... bỏ
Vui thú .......................................... bỏ
Chỉ còn lại một nấm mồ… và hơn nữa, nấm mồ ấy cũng không thuộc quyền của bạn, vì bạn không còn nữa.
Nếu bạn chỉ biết sống thiết tha với những cái vật chất, thì bạn đã hỏng cuộc đời, vì khi những cái kia không còn nữa…, bạn sẽ tay trắng, quả là dại dột biết chừng nào !
Nhưng chết không phải là hết, hết hoàn toàn… dù thể xác, của cải, danh vọng… mất hết, nhưng linh hồn vốn là phi vật chất, là giống thiêng liêng nên không tan rã được, sẽ còn tồn tại mãi mãi. Người xưa vẫn nói “ Chết là thể xác, còn là tinh anh”.
Thế nghĩa là một khi đã được bố mẹ sinh ra trên đời, bạn sẽ tồn tại mãi, không bao giờ tan biến hay trở về hư vô nữa.
Vì thế vấn đề sinh tử, vấn đề nghiêm trọng nhất trong cuộc đời mỗi người là đây : Nếu bạn sẽ còn tồn tại mãi, thì sẽ tồn tại ở đâu ? Sẽ vĩnh viên muôn đời sống trong hạnh phúc, hay muôn đời ngàn kiếp sống trong nơi trầm luân khổ ải ?
Điều đó đạo Công giáo gọi là sống hạnh phúc trên Thiên đàng với Thiên Chúa, hay bị rớt xuống trong lửa hỏa ngục dưới sự khống chế của Satan ác quỉ tàn độc !
Thiên Chúa không dựng nên ta để phải bị đày đọa trầm luân trong Hỏa ngục, nhưng để hưởng phước Thiên-Đàng đời đời. Song nếu Thiên-Đàng là phần thưởng, thì phải có công mới mong hưởng được, ví : “Vô công, bất thụ lộc”.
Sống thế nào để được hưởng Thiên-Đàng, để được hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa là Cha chúng ta. Đó là vấn đề quan trọng nhất của đời sống.
Chúng ta sống ở đời này như khách lữ hành đi trên đường, hay đi thuyền trên biển…
Đời này là đời tạm, Thiên-Đàng kia mới là quê thật.
Vì thế, đừng sống chỉ để hưởng trần gian, hãy sống để được hưởng Thiên Đàng. Đó mới là khôn ngoan thật.
Người ta sống ở trần gian chỉ có một lần… Nếu ta đi theo con đường lầm lạc, ta làm hỏng cuộc đời… mất hạnh phúc đời đời.
Thà đừng sống còn hơn sống rồi phải đời đời đau khổ.
Con đường về Trời đó gọi là Đạo. Đạo có nghĩa là đường… là đường đi về Trời… Đức Khổng Tử có nói: “Đạo giả thiên hạ chi sở cộng do” đạo là đường người ta phải đi.
Mời bạn cầm lấy cuốn sách nhỏ này… Bạn sẽ tìm thấy một kho báu. Bạn hãy đọc đi đọc lại, cho đến khi nằm lòng, hãy giữ những điều sách dạy. Vì những điều dạy trong sách này không phải bởi người ta, mà là bởi Thiên Chúa, chúng tôi chỉ ghi chép tóm tắt lại. Người ta thì dù là bậc thánh cũng hay sai lầm, Thiên Chúa không thể sai lầm. Những điều Ngài dạy là Chân lý. Và Ngài dạy bạn chân lý chỉ vì thương yêu bạn.
Muốn cho dễ hiểu, sách này sẽ dùng cách đối thoại, những câu hỏi và câu trả lời. Không cần bạn thuộc lòng, chỉ cần hiểu thấu đáo những điều sách dạy. Muốn hiểu, bạn cầu xin với Thiên Chúa, để Ngưới ban ơn mở trí mở lòng cho bạn biết Đạo thật.
~~***~~
NỘI DUNG SÁCH NÀY
Sách nhỏ này chia ra làm 4 phần
1 – BẢN TÍNH LOÀI NGƯỜI, LOÀI NGƯỜI LÀ AI ?
2 – NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI, LOÀI NGƯỜI BỞI ĐÂU MÀ ĐẾN ?
3 – CÙNG ĐÍCH LOÀI NGƯỜI, LOÀI NGƯỜI PHẢI ĐI VỀ ĐÂU ?
4 – PHƯƠNG THẾ ĐỂ ĐẠT ĐẾN CÙNG ĐÍCH.
e+f
PHẦN PHỤ THÊM
NHỮNG KINH CẦN THIẾT.
ù
PHẦN THỨ NHẤT
BẢN TÍNH LOÀI NGƯỜI
1/ Hỏi. Loài người là loài nào?
Thưa. Loài người là một hữu thể có hai phần : Phần hồn và Phần xác.
2/ H. Linh hồn và thể xác phần nào trọng hơn?
- Xác là phần hợp bởi những yếu tố vật chất, nên có hợp thì có tan, tức là chết; linh hồn là phần trọng, có tính thiêng liêng chẳng hề chết.
3/ H. Ta có linh hồn sao ta không thấy?
- Linh hồn là tính thiêng liêng vô hình vô tượng, con mắt xác thịt thấy làm sao được. Bởi vậy Tổ tiên xưa có câu “Nhân tâm chi linh mạc bất hữu tri”: Tâm hồn con người linh thiêng, chẳng có ai không có tài suy biết.
4/ H. Không thấy sao ta lại biết có linh hồn?
- Có linh hồn mới có trí khôn hiểu biết, có trí khôn hiểu biết mới có thể học hành tấn tới, mới phân biệt lành dữ được.
5/ H. Cầm thú có học-hành và tấn tới được chăng?
- Không được.
6/ H. Vì sao không học được?
- Cầm thú không học được vì không có trí khôn để hiểu biết, suy xét.
7/ H. Loài cầm thú có biết phân biệt phải trái chăng?
- Không.
8/ H. Nhờ cái gì mà loài người ta có luân lý, giáo dục, đạo-giáo và phân biệt lành dữ?
- Nhờ có linh hồn.
9/ H. Ở trên mặt đất này, ngoại trừ loài người, có loài nào cũng có linh hồn chăng?
- Ngoại trừ loài người, không có một loài nào khác ở trên mặt đất này có linh hồn, nên loài người là loài trọng hơn cả. Cổ nhân xưa có nói “Nhân ư vạn vật duy linh” : Giữa vạn vật, duy chỉ loài người có cái linh.
10/ H. Linh hồn người ta có khi nào chết chăng?
- Không, linh hồn vốn phi vật chất, có tính thiêng liêng không bao giờ tan rã, tức là chết.
Ta nên dâng một lời cầu nguyện : “Tạ ơn Đấng Tạo Hóa đã dựng loài người kỳ diệu.
e'›
PHẦN THỨ HAI
NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Đoạn nhất
HỒN XÁC BỞI ĐÂU MÀ RA
11/ H. Ai sinh ra ta?
- Phần xác chúng ta nhờ cha mẹ sinh ra mới có.
12/ H. Linh-hồn bởi đâu mà ra?
- Khi bào thai bắt đầu ở trong lòng mẹ, Chúa phú linh hồn ngay vào trong xác ấy và hài nhi mới bắt đầu sống được.
13/ H. Cha mẹ sinh con có cần nhờ Chúa chăng?
- Cần lắm, nhiều đôi bạn không con. Chúa cho thì mới có. Cổ nhân có nói “Sanh tử hữu mạng, phú quý tại thiên”: ý nói là sống chết bởi Chúa ấn định, giàu sang bởi Chúa ban cho.
14/ H. Linh hồn bởi Chúa phú ban, còn thể xác ta cũng bởi Chúa mà ra sao?
- Phải, Chúa đã nắn tạo nên thể xác ta, bằng cách đặt vào trong cha mẹ ta mầm sống mà truyền sinh.
15/ H. Cha mẹ có làm chủ hoàn toàn con cái chăng?
- Theo những gì vừa nói trên, ta thấy ngay Chúa là chủ cả bản thân ta, ta sống là nhờ Chúa, chết là Chúa gọi về, không ai cãi lệnh được. Vậy Thiên Chúa làm chủ hoàn toàn con cái, chớ không phải là cha mẹ.
Lời nguyện: “Xin cho biết nhìn nhận Chúa là Chủ tể con người tôi.”
Đoạn Hai
NÓI VỀ THIÊN CHÚA
16/ H. Thiên Chúa có phải là bầu trời chăng?
- Không. Khi ta nhìn “trời”, vì thấy nó cao xa, thanh khiết, vượt trên cuộc đời ô trọc dưới trần, nên coi nó như tượng trưng cho Thiên Chúa cao cả, thánh thiện. Thật ra bầu trời chỉ là không trung, không phải là Thiên Chúa.
17/ Thiên Chúa có thể xác như chúng ta chăng?
- Chúa là Đấng vô-hình vô-tượng, không có thể xác. .
18/ H. Vậy Thiên Chúa là Đấng nào?
- Thiên Chúa là Đấng tự hữu (tự mình có) không ai đã sinh ra Ngài, hằng có đời đời, vô-thủy vô-chung, không có bắt đầu và cũng không có cùng tận, trọn-tốt trọn-lành, thông minh thượng trí vô hạn, quyền phép vô biên, và vinh hiển sáng láng vô-cùng.
19/ H. Trời đất muôn vật bởi đâu mà ra?
- Bởi Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa đã sinh dựng, cai-quản và gìn-giữ mọi sự. Cổ nhân xưa có câu “Thiên tự Thiên, hữu vi thiên giả dã”: Trời đất chẳng phải tại nó mà có được, phải có ai làm nên mới có. “Ốc châu đãi nhân nhi thành, tất bất tự thành”, cũng như cái đồng hồ, cái xe hơi, cái nhà, cái thuyền, v.v… phải có người làm ra mới có, chẳng phải tự nó mà có được.
***************************
20/ TRUYỆN : Gà và Trứng
Một cậu học trò hỏi thầy giáo :
- Thưa thầy, xin cắt nghĩa dùm em điều này : Trứng gà bởi đâu mà ra ?
- Thầy giáo ôn tồn trả lời : Thì bởi gà, chớ bởi đâu !
- Vậy thì, gà bởi đâu mà ra, hả thầy…?
- Gà lại bởi trứng, cái đó đã quá rõ.
- Vậy thưa thầy đàng nào có trước : Gà hay trứng…?
- Gà chớ…?
- Vậy thì, có một con gà không bởi trứng nở ra…?
- À quên, trứng có trước…
- Nếu vậy thì có một trứng mà không phải gà đẻ ra…?
- Không ! Nhưng mà… mà em hiểu chưa…?
- Dạ em hiểu cũng như thầy vậy : không biết con gà hay cái trứng có trước…
- Thôi ! Thầy nhất định con gà có trước đó…
- Dạ vậy nếu con gà đó không bởi trứng nở ra thì nó bởi đâu mà ra, hả thầy?
- …………. ? ? ? ? ?
Thôi, thầy giáo đó không biết thì chúng tôi xin giải đáp, xin thầy miễn chấp cho: Con gà thủy-tổ đó là do tay một Đấng Tạo-Hóa tạo nên [1] tức là Đấng sinh thành vạn vật, Đấng mà người Việt chúng ta gọi là “Ông Trời” hay là Thiên Chúa. Đấy ta xem, bỏ Thiên Chúa ra thì không giải nổi câu chuyện một con gà, một cái trứng, thế thì bỏ Thiên Chúa ra, làm sao mà giải quyết hết căn nguyên vũ trụ được ?
***************************
21/ H. Vậy Đấng dựng nên trời đất là ai?
- Đấng ấy là chủ trời đất, Đấng mà người
ta gọi là Thiên Chúa, là Ông-Trời, hay là Đức-Chúa-Trời. Như sách có nói “Thiên Chúa sanh Thiên, sanh địa, sanh nhân” : Thiên Chúa sanh trời, sanh đất, sanh loài người. Có nhiều người không biết điều đó, thấy trời đất, vạn vật, hoa lá cỏ cây, lại tưởng lầm các vật ấy tự nhiên hay ngẫu nhiên mà có.[2]
22/ H. Chúa ở đâu?
- Chúa ở khắp mọi nơi.
23/ H. Sao lại nói rằng Chúa ở khắp mọi nơi?
- Phải có Chúa ở khắp mọi nơi mới gìn giữ mọi sự được.
24/ H. Chúa ở khắp mọi nơi cùng một lượt sao được?
- Chúng ta là người nhỏ bé với thể xác có cùng có hạn, cần phải ở hẳn một chỗ, còn Thiên Chúa là Đấng linh thiêng vô cùng vô hạn, không thu mình lại một chỗ.
25/ H. Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, sao con mắt ta xem chẳng thấy?
- Thiên Chúa bản tính thiêng-liêng, con mắt xác thịt sao xem thấy được. Cũng như trí khôn, trí hiểu, ý tưởng của ta con mắt đâu có thấy. Không thấy chứ không phải không có. Nhiều sự vật ta không thấy mà vẫn có: Dòng điện kia trong dây đồng, ta đâu có thấy, sờ vào là thấy có, hay bật công tắc là đèn liền sáng.
26/ H. Ta không thấy Chúa mà Ngài có thấy ta chăng?
- Chúa đã tạo dựng nên lòng trí ta, cho nên cả những sự kín nhiệm trong lòng ta, trong trí ta Chúa cũng soi thấu nữa.
27/ H. Có mấy Chúa?
- Nhà có một chủ, nước có một vua, chủ trời đất cũng phải có một Đức-Chúa-Trời mà thôi.
28/ H. Từ thuở đời đời Chúa chỉ có một mình sao?
- Chỉ có một Chúa, song lại có Ba Ngôi. Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con, Ngôi thứ ba là Thánh-Thần. Cũng như nước Việt Nam, là một nước song có ba phần, Trung-Nam-Bắc, tuy là ba phần nhưng cũng là một Tổ-Quốc.
29/ H. Trong Ba Ngôi, ngôi nào cũng là Thiên Chúa sao?
- Phải.
30/ H. Trong Ba Ngôi chí thánh, ngôi nào lớn ngôi nào bé chăng?
- Không. Ba Ngôi bằng nhau, không ngôi nào lớn hay bé hơn, và quyền phép như nhau, vì Ba Ngôi cùng chung một tính là tính Đức Chúa Trời. Cũng như một ngón tay có ba lóng cùng chung một tính, hay một hình tam giác song có ba cạnh đều nhau.
.
Loài người hình dung Chúa Ba Ngôi
như thề này để dễ nhớ
31/ H. Chúa có phải là Đấng khôn ngoan thượng trí và quyền phép vô biên chăng?
- Khi chúng ta nhìn thấy bao nhiêu kỳ công của vũ trụ, muôn vật đều có thứ tự lớp lang, trên không trung muôn vàn tinh tú xoay vần luân chuyển theo một định luật bất di bất dịch, dưới đất bốn mùa đắp đổi, đất sinh hoa thơm cỏ lạ và bao nhiêu sự kỳ diệu khác, khiến chúng ta phải nhận rằng Đấng Tạo-Hóa là Đấng khôn ngoan thượng trí và quyền năng phép tắc vô cùng.
32/ H. Chúng ta có thể bắt chước Chúa Tạo Hóa được chăng?
- Thiên Chúa là Đấng phép tắc vô cùng, từ hư vô mà Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ vạn vật này, Ngài hằng tiếp tục tạo dựng mãi, nhưng không bao giờ hết sáng kiến. Kìa trong nhân loại, từ tạo thiên lập địa, không bao giờ có hai người hoàn toàn giống nhau, không bao giờ gặp hai con trâu, hai con bò giống hệt, không bao giờ, dầu muôn lá rụng, có ai gặp thấy hai cái lá thiệt giống nhau?
Thật Chúa là đấng quyền phép thượng trí, hễ đã làm một việc thì không bao giờ làm lại giống hệt. Còn chúng ta là loài thấp hèn, sao có thể bắt chước công việc tạo dựng của Chúa được.
33/ H. Nhưng chúng ta cũng cố gắng bắt chước làm những bông hoa, những con chim, v.v...
- Đúng vậy, do Thiên Chúa dựng nên loài người thông minh, khôn ngoan tài khéo, đến nỗi được gọi là “giống hình ảnh Thiên Chúa”, cho nên chúng ta có tài sáng tạo ra mọi cái như ta thấy hiện nay trên thế giới.
Chỉ khác một điều là ta có làm ra được vật gì, thì cũng phải lấy nguyên liệu từ những vật Chúa đã tạo dựng sẵn mà làm nên, chứ chẳng thể từ không mà làm ra có được; và đàng khác ta không thể bắt chước Chúa sáng tạo sự sống, vì chỉ có Chúa mới là chủ sự sống. Những vật ta tạo ra là vật chết. Kìa những bông hoa tự nhiên sao mà sặc sỡ, tươi đẹp và thơm tho đến thế, còn hoa giấy, hoa ni lông ta làm ra là hoa chết.
Chúng ta cũng tìm hiểu, khảo sát chim trời do Thiên Chúa dựng nên để bắt chước, nhờ đó ta chế tạo ra máy bay. Nhưng máy bay không có sự sống, nó phải tiêu thụ dầu xăng, nó có thể bốc lửa cháy và rơi xuống đất. Còn con chim trời kia, nó có sự sống, nó có thể bay liệng dễ dàng, vui vẻ, không tốn hao; nếu có tốn sức thì nó tự bổ sức, mỗi năm nó đổi sắc lông cánh, nó mặc áo mới...
Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã tiến bộ đến mức có thể làm ra những “rô-bốt” giống hệt con người…, nhưng cũng phải nhờ có “pin” hay cắm vào điện mới hoạt động được. Còn các công trình của Chúa thật tốt đẹp và kỳ diệu biết chừng nào!
34/ H. Thiên Chúa có lòng thương yêu chúng ta chăng?
- Thiên Chúa tốt lành vô cùng đã dựng nên ta như con cái Ngài rất yêu dấu. Ngài đã dựng nên súc vật, chim cá, rau quả v.v… để nuôi dưỡng ta dưới trần, và còn để dành cho ta một chỗ trên Thiên-Đàng bên cạnh Ngài để chung hưởng hạnh phước cùng Ngài muôn đời.
35/ H. Tổ tiên chúng ta ngày xưa có biết điều ấy chăng?
- Có. Nên sách có chép “Thiên Chủ sanh nhơn, hà nhơn vô lộc” : Thiên Chúa sanh người, lẽ nào người chẳng có lộc Ngài ban cho?
36/ H. Chúa đã dựng nên ta để làm gì?
- Để ta thông chia sự sống của Ngài nơi trần gian, và sau này lên Thiên Đàng hưởng phước cùng Ngài muôn muôn đời.
Lời nguyện : Chúa ôi, cho tôi được lên Thiên-Đàng hưởng phước với Chúa.
eTf
PHẦN THỨ BA
CÙNG ĐÍCH CỦA LOÀI NGƯỜI
Đoạn nhất
TA SẼ PHẢI CHẾT
37/ H. Người ta có sống ở thế gian này mãi chăng?
- Không. Thế gian là đời tạm; chúng ta là khách bộ hành đi đường về quê thật là nước Thiên-Đàng. “Sinh ký tử qui” : Sống gởi thác về.
38/ H. Vậy ngày kia ta sẽ phải chết sao?
- Người nào cũng phải chết, hễ có sanh thì có tử.
39/ H. Chết là gì?
- Chết là linh hồn lìa ra khỏi xác.
40/ H. Ta có biết ta sẽ chết giờ nào chăng?
- Không ai biết được. Đến giờ Chúa định chúng ta sẽ chết; vì Chúa là chủ. “Sanh tử hữu mạng, phú quý tại Thiên”: sống chết có Trời liệu định, sang hèn là tùy ở Chúa đoán định.
41/ H. Xác ta là gì?
- Xác ta là đất.
42/ H. Sao nói xác ta là đất?
- Vì xác ta bởi đất mà ra, tức là bởi những yếu tố vật chất hợp lại mà thành.
Lúc mới lọt lòng mẹ, ta cân nặng mấy kílô, bây giờ ta nặng bốn, năm, sáu chục kílô, là nhờ ta ăn uống, rút các chất bổ dưỡng từ các yếu tố vật chất mà bồi đắp thân thể.
43/ H. Tại sao ta phải chết ?
- Xác ta nhờ các yếu tố vật chất hợp lại mà thành, thì nếu đã có hợp thì cũng có lúc sẽ tan, không thể tồn tại vĩnh viễn.
44/ H. Chết rồi xác ta ra thế nào?
- Như trên đã nói, xác ta là từ đất, chết rồi nó sẽ hoàn về đất...
Lời nguyện : Lạy Chúa, xin giúp tôi đừng quá bám vào những sự đời tạm này.
*
* *
Đoạn hai
TA SẼ SỐNG LẠI
45/ H. Xác ta chết rồi có chết mãi chăng?
- Không, ngày tận thế xác ta sẽ sống lại.
46/ H. Sao lại nói xác ta đến ngày tận thế sẽ sống lại?
- Vì Chúa là Chúa tể đã truyền dạy như vậy. Và lý do là hết thảy mọi người sẽ được tập họp, có đầy đủ hồn xác, mà dự cuộc phán xét chung.
47/ H. Chúa dạy ta như vậy có lý chăng?
- Có lý lắm. Con người toàn diện là gồm có xác và hồn. Người ta làm lành làm dữ đều do hai phần cộng tác, vậy cả hồn lẫn xác đều có công đáng thưởng, hay là có tội đáng phạt. Vậy Chúa thưởng hay phạt cả xác lẫn hồn mới đúng lý công bằng.
48/ H. Sống lại đoạn, ta còn chết nữa chăng?
- Sống lại rồi ta không còn chết nữa. Song xác và linh hồn sẽ được thưởng hoặc bị phạt đời đời, tùy mình đã làm điều lành hay điều dữ khi sống tại thế.
49/ H. Khi ông bà cha mẹ qua đời, sao ta xây mộ đắp mả đẹp đẽ làm chi?
- Một là vì lòng trọng kính biết ơn các bậc đã sinh thành và dưỡng dục ta; hai là vì ta tin không phải chết là hết, mà là đến ngày tận thế xác ông bà cha mẹ chúng ta sẽ sống lại.
Lời nguyện : Lạy Chúa, xin ban ơn cho tôi ngày sau được sống lại với toàn vẹn xác hồn.
~~~ooo~~~
Đoạn ba
SỐ PHẬN LINH HỒN
50/ H. Thân xác chết, linh hồn có chết theo chăng?
- Linh hồn có tính thiêng liêng, không bao giờ chết. Bởi đó khi nói về loài súc vật không có hồn linh, thì người ta nói : con vật ấy chết rồi, còn về loài người, người ta nói: “Các vị ấy đã qua đời; đã sinh thì; đã về xum họp với Tổ tiên; đã sang thế giới bên kia; đã về cõi vĩnh hằng…”. Người xưa cũng có nói “thì tử nhi qui”: giờ chết là lúc về.
51/ H. Sau khi lìa khỏi xác linh hồn sẽ thế nào?
- Chúa cho chúng ta tạm sống ở dưới thế để làm lành lánh dữ, lập công đền tội, nên chết rồi linh hồn phải về.
52/ H. Linh-hồn phải về đâu?
- Linh-hồn bởi Chúa mà ra thì phải về lại với Chúa là nguồn gốc: “Lá rụng về cội”.
53/ H. Linh hồn phải về với Chúa để làm gì?
- Để chịu phán xét về những việc lành dữ đã làm khi còn sống. Sách có câu “thiện ác đáo đầu chung hữu báo”: người ta phải trả lẽ về những việc lành dữ. Mọi việc lành dữ, cuối cùng sẽ bị xét xử.
54/ H. Sao không trả lẽ đời này?
- Khi chúng ta còn sống ở đời, Chúa để chúng ta được tự do muốn tuân giữ hay vi phạm lề luật Chúa tùy ý. Chúa cho mặt trời mọc lên soi sáng người lành cũng như kẻ dữ, cho mưa thuận gió hòa cả đôi bên, kẻ dữ người lành cùng chung sống với nhau. Nhưng đến giờ chết là lúc phải trả lẽ.
Chúa sẽ xét xử, phạt kẻ dữ thưởng kẻ lành. Cũng như nhà nông, có mùa gieo mùa gặt; đến mùa gặt, lúa thóc sẽ được thâu về, rơm rạ sẽ bị thiêu hủy.
55/ H. Lành dữ sẽ phải trả lẽ thế nào?
- Chúa là chủ tể nhân loại, ai ai cũng phải vâng giữ lề luật Chúa – luật đã thành văn được công bố hay luật âm thầm ghi trong lương tâm mà chịu xét xử.
Sách có câu “Thuận Thiên giả tồn nghịch Thiên giả vong”: tùng phục Thiên Chúa mà làm lành thì được Chúa thưởng; ngỗ nghịch với Chúa nghĩa là không muốn học hỏi cho biết Chúa, và tuân giữ lề luật Chúa, mà làm sự dữ, khi chết rồi sẽ bị Chúa phán xét là hỏng phải lãnh phần phạt đáng tội mình.
56/ H. Chết rồi người lương cũng như người giáo đều phải chịu Chúa phán xét cả sao?
- Phải, Chúa là Chúa tể chung của mọi người, từng cá nhân cũng như từng dân tộc dù họ có nhận biết Ngài hay không ; vì vậy cổ nhân xưa nói “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” : Lưới trời thưa thưa, nhưng không ai lọt được.
57/ H. Chịu phán xét đoạn linh-hồn đi đâu?
- Hoặc lên Thiên-đàng hoặc xuống hỏa-ngục; hay là vào luyện ngục, tùy việc lành hay dữ đã làm khi còn sống.
58/ H. Thiên đàng là nơi nào ?
- Thiên đàng là chốn các Thiên Thần, các Thánh được “xem thấy mặt Thiên Chúa”, một thành ngữ muốn nói là được hưởng vinh quang và mọi phúc lạc đời đời vô cùng vô tận với Thiên Chúa.
59/ H. Những ai được lên Thiên đàng?
- Là những kẻ đã tin Chúa, rồi chịu phép rửa tội và chẳng hề phạm tội gì trọng, hay đã phạm tội song đã ăn năn sám hối và được Chúa tha.
60/ H. Hỏa ngục là chốn nào?
- Là nơi khổ hình đời đời chẳng cùng dành cho ma quỷ và kẻ có tội trọng mà không ăn năn hối cải để được Chúa thứ tha.
61/ Những ai phải sa Hỏa ngục?
- Một là những kẻ không chịu nhìn biết kính thờ Thiên Chúa và không tuân giữ luật pháp Đức Chúa Trời dạy làm lành lánh dữ; hai là những người dù có đạo mà không giữ luật đạo, còn mắc tội trọng khi qua đời.
Chúa rất nhân từ, Ngài không đày ai xuống hỏa ngục cả, nhưng Ngài cũng rất là công bình và chính trực, Ngài đã cho con người sống trên trần gian có tự do để chọn làm lành, lánh dữ, mà có những người lại ưa thích làm sự dữ, sống trong tội lỗi, như thế là chính họ tự chọn sự chết, có thể nói họ tự chọn hỏa ngục. Giống như kẻ biết ma túy là nguy hiểm chết người nhưng lại thích cái thú đê mê chết người ấy, thì họ tự chuốc lấy thảm họa. Không thể trách ai được.
62/ H. Luyện ngục là chốn nào?
- Luyện ngục là nơi hình khổ tạm thời ít lâu, dành để tẩy luyện những kẻ lành chết đang khi còn mắc tội nhẹ, hay là đền tội chưa đủ khi còn ở trần gian.
Vì đó, khi ông bà cha mẹ hay thân nhân đã qua đời, mà còn phải ở nơi luyện tội đó, họ cần phải nhờ con cái giúp đỡ để mau được giải thoát.
63/ H. Làm lành lánh dữ là gì?
- Lánh dữ là xa lánh tội; làm lành nghĩa là, đối với Thiên Chúa, có lòng tin cậy kính mến và giữ giới răn Chúa; đối với người ta, điều gì mình không muốn kẻ khác làm cho mình thì đừng làm cho kẻ khác; điều gì mình muốn kẻ khác làm cho mình, thì mình phải làm cho kẻ ấy.
Lời nguyện : Xin Chúa thương xót tôi là kẻ tội lỗi.
™]˜
Đoạn Bốn
NÓI VỀ TỘI
64/ H. Lánh dữ là lánh tội, vậy có mấy thứ tội?
- Có hai thứ tội: Tội tổ tông truyền lại và tội mình phạm. Tội tổ tông thì nhờ tin và chịu Phép Rửa mà được sạch. Tội mình phạm thì phải đi xưng thú tội lỗi để được Chúa thứ tha.
65/ H. Phạm tội là thế nào?
- Phạm tội là phạm lề luật Chúa. Phạm phép nhà là mắc tội với cha mẹ; phạm phép nước là mắc lỗi với tổ quốc; phạm luật Chúa là mắc lỗi với Thiên Chúa.
66/ H. Có mấy lề luật Đức-Chúa-Trời?
- Có 10 lề luật Đức-Chúa-Trời.
- Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự.
- Thứ hai : Chớ kêu tên Chúa trời vô cớ.
- Thứ ba : Giữ ngày Chúa Nhật.
- Thứ bốn : Thảo kính cha mẹ
- Thứ năm : Chớ giết người.
- Thứ sáu : Chớ làm sự dâm dục
- Thứ bảy : Chớ lấy của người.
- Thứ tám : Chớ làm chứng dối
- Thứ chin : Chớ muốn vợ chồng người.
- Thứ mười : Chớ tham của người.
67/ Có thể tóm tắt 10 lề luật, hay quen gọi là các điều răn ấy thế nào?
- Có. Mười điều răn ấy tóm lại trong hai điều này: Một là thờ phượng kính mến Chúa trên hết mọi sự, hai là yêu người như mình ta vậy.
68/ H. Giữ năm ba lề luật có đủ để được lên Thiên đàng không, hay là phải giữ đủ mười điều luật Chúa?
- Buộc phải giữ đủ 10 điều luật vì điều luật nào cũng quan trọng. Phạm một điều luật là mắc tội.
69/ H. Tôi phạm tội, sao lại bảo là phạm đến Chúa?
- Thiên Chúa là bề trên, là chủ tể của ta, không giữ điều luật Chúa là phạm tội với Chúa.
70/ H. Không thờ phượng Thiên Chúa có tội chăng?
- Có, vì điều răn thứ nhất dạy phải thờ phượng và kính mến Chúa trên hết mọi sự. Đức Khổng Tử có nói: “Giao xã chi lễ dĩ sự Thượng Đế”: phải lập đền để thờ Thiên Chúa.
71/ H. Kêu tên Chúa vô cớ và thề gian có tội chăng?
- Có, lỗi điều răn thứ hai là kêu danh Chúa cho những chuyện bà láp bá xàm, và lấy danh Chúa mà thề cho những sự chẳng nên.
72/ H. Không giữ ngày Chúa nhật, có tội chăng?
- Có, vì ngày Chúa nhật là ngày thánh dành cho Chúa. Không giữ ngày Chúa nhật là phạm điều răn thứ ba “phải giữ ngày Chúa nhật”.
73/ H. Phải giữ ngày Chúa nhật thế nào?
- Phải dự Thánh lễ trong nhà thờ để thờ phượng Chúa; và kiêng việc xác, nghĩa
là kiêng không làm những việc lao động nặng nhọc không cần kíp, và phải làm những việc tốt lành.
74/ H. Tôi mến Chúa hết lòng, siêng năng đọc kinh cầu nguyện, nhưng lại không thương yêu người ta, như thế có được lên Thiên Đàng chăng?
- Không được. Vì Thiên Chúa buộc hai điều “Mến Chúa và yêu người” cả hai đều quan trọng và bắt buộc phải giữ.
75/ H. Ngược lại, tôi thương yêu người ta lắm, nhưng lại không mến Chúa, không thờ phượng, không giữ lề luật Chúa; như vậy tôi có được lên Thiên Đàng chăng?
- Không được. Cũng như con chim muốn bay vút lên từng mây, phải có hai cánh và hai cánh dài bằng nhau. Linh hồn muốn bay lên cùng Chúa phải có hai cánh, là mến Chúa hết lòng và yêu người ta như chính mình; và hai cánh đó phải dài bằng nhau, nghĩa là hai nhân đức đều phải tương đương với nhau.
76/ H. Tin ở Thiên Chúa, có phải là mến Chúa chăng?
- Không, tin tưởng mà thôi chưa đủ, cần phải yêu mến, giữ lề luật Chúa nữa. Ma quỉ cũng tin có Chúa, nhưng nó bị phạt đày xuống hỏa ngục, vì không muốn phục tùng Chúa.
Cũng như trong gia đình, người con không những phải tin tưởng ở cha mẹ mà còn phải vâng lời cha mẹ. Chúng ta là con cái Chúa, Chúa là Cha chúng ta; chúng ta không những phải tin tưởng mà còn cần phải vâng giữ lề luật Chúa.
Cổ nhân xưa có nói: “Thuận Thiên giả tồn” thuận là vâng giữ lề luật chớ không phải chỉ là tin tưởng ở Thiên Chúa. Tin tưởng là nhìn nhận, tuân phục là vâng giữ.
77/ H. Bây giờ nói đến những điều răn ngăn cấm phạm đến người ta: vậy bỏ vâng lời cha mẹ có tội chăng?
- Cha mẹ dạy một điều phải mà mình không tuân phục, là có tội.
78/ H. Tại sao có tội?
- Vì phạm điều răn Chúa buộc người con phải thảo kính cha mẹ.
79/ H. Tại sao nói: khi cha mẹ dạy một điều phải ?
- Cha mẹ được quyền trên con cái là vì cha mẹ được ủy thác cho quyền đại diện Chúa giáo dục con cái. Vậy nếu cha mẹ dạy điều gì sai lề luật Chúa, thì cha mẹ lạm quyền, con cái không buộc vâng lời.
80/ H. Khi nào dạy điều sai lề luật Đức Chúa Trời?
- Ví như khi cha mẹ dạy một điều gì Chúa ngăn cấm, như dạy làm việc dị đoan, lấy của người hay đánh đập người ta v.v... Nếu cha mẹ dạy làm một việc như thế, thì người con không được vâng lời, vì đó là những điều Chúa cấm.
81/ H. Có điều gì sai lề luật Chúa khác nữa mà con cái không được vâng lời chăng?
- Có. Như khi cha mẹ hay bề trên cấm làm một việc mà Chúa buộc làm: Chúa buộc giữ đạo làm tôi thờ phượng Chúa, cha mẹ, bề trên vì hiểu lầm ngăn cấm con cái, trong trường hợp ấy con cái không buộc vâng lời cha mẹ hay người bề trên ấy, vì phải kính phục Chúa hơn là vâng lời cha mẹ hay người bề trên mình.
82/ H. Giữ đạo có phải là việc chung trong gia đình chăng?
- Nếu cả gia đình đồng tâm hợp ý giữ đạo Đức-Chúa-Trời là một điều rất tốt, như thế cha mẹ, vợ chồng, con cái cùng đi một đàng, cùng về một ngõ, được vui vẻ hơn. Nhưng nếu gia đình nào có người được ơn Chúa soi sáng trở lại một mình cũng được, ai giữ đạo, nấy được nhờ. Về việc giữ đạo cũng vậy, nhiều khi con cái đi trước, cha mẹ đi sau. Hoặc vợ theo trước chồng sẽ theo sau. Không hệ gì, miễn là chẳng kíp thì chầy đều theo hết, ngày sau mới được gặp nhau trước mặt Chúa trên nước Thiên-đàng.
83/ H. Giết người ta có tội chăng?
- Tự nó, giết người ta là tội rất nặng lỗi lề luật Chúa đã ngăn cấm, “Chớ giết người”, nhất là giết những kẻ vô tội và không có sức chống cự như thai nhi, trẻ em …
84/ H. Làm sự tà dâm, ngoại tình, muốn chiếm đoạt vợ hay chồng người có tội chăng?
- Có, vì điều luật thứ 6 và 9 Chúa đã cấm.
85/ H. Ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp và những việc chiếm đoạt của cải người ta giống vậy có tội không ?
- Có, vì điều luật thứ 7 và 10 cấm ngặt, vì lỗi sự công bình. Của đau, con xót. Vì vậy, Đạo Chúa còn dạy sau khi hối tội còn phải đền trả hay bồi hoàn cho người ta,
86/ H. Tội mình làm chia ra mấy thứ?
- Hai thứ, tội trọng và tội nhẹ.
87/ H. Tội trọng là tội gì?
- Là lỗi lề luật hay điều răn lớn và quan trọng, như ngoại tình, làm sự tà dâm, trộm cướp, giết người v.v...
88/ H. Tội nhẹ là gì?
- Là lỗi lề luật Chúa trong điều ít quan trọng, như nói láo qua loa, tham lam một chút, nóng nảy ít nhiều...
89/ H. Nếu chết trong khi còn mắc tội trọng, thì linh hồn đi đâu?
- Xuống hỏa ngục.
90/ H. Có bao giờ được ra khỏi hỏa ngục chăng?
- Không bao giờ.
91/ H. Có những tính xấu nào dễ đưa người ta xuống Hỏa ngục?
- Có 7 tính xấu thường gọi là “7 mối tội đầu”, làm gốc và làm cớ cho người ta phạm nhiều tội khác :
Thứ nhất là tính kiêu ngạo
Thứ hai là tính hà tiện
Thứ ba là tính mê dâm dục
Thứ bốn là tính hờn giận
Thứ năm là tính mê ăn uống
Thứ sáu là tính ghen ghét
Thứ bảy là tính làm biếng.
92/ H. Kẻ chết đang khi linh hồn còn mắc tội nhẹ sẽ đi đâu?
- Xuống luyện ngục.
93/ H. Xuống luyện ngục có ngày nào được ra chăng?
- Có, khi tẩy luyện đủ rồi, linh hồn sẽ được lên Thiên Đàng.
94/ H. Vì sao kẻ mắc tội nhẹ phải chịu ở trong luyện ngục để tẩy luyện ?
- Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối trong sạch, thánh thiện, và chê ghét tội lỗi, không thể để dầu là một hình bóng tội lọt vào Thiên Đàng, nên ai muốn lên Thiên Đàng phải hoàn toàn trong sạch, ai còn vương mắc dù chút tội lỗi cũng phải được tẩy luyện đền tội trước.
Lời nguyện : Lạy Chúa, tôi muốn được lòng chê ghét mọi tội lỗi!
È…Ç
Đoạn Năm
CÚNG GIỖ ÔNG BÀ
95/ H. Ta có thể giúp đỡ ông bà, cha mẹ đã qua đời rồi chăng?
- Được lắm. Người con càng có hiếu càng phải giúp đỡ ông bà cha mẹ đã qua đời.
96/ H. Ta có thể giúp đỡ các đấng về phần xác chăng?
- Không, vì xác ông bà cha mẹ không còn nữa.
97/ H. Vậy phải giúp đỡ các ngài bằng cách nào?
- Khi ông bà cha mẹ còn sống, ta giúp đỡ họ về phần xác, khi họ chết, xác không còn, vậy phải giúp đỡ họ phần linh hồn.
98/ H. Đơm cúng cho ông bà cha mẹ có giúp ích gì cho các ngài chăng?
- Không, xác ông bà cha mẹ nếu chôn táng thì nằm dưới mồ, miệng lưỡi bụng dạ cũng không còn, chỉ còn lại một nắm xương dần tan thành bụi đất; phần xác không còn làm sao ăn uống gì được nữa.
99/ H. Đành rằng phần xác không ăn uống được gì, nhưng phần hồn có hưởng được chút gì chăng? Có ngửi được hương vị của đồ cúng chăng?
- Linh hồn có tính thiêng liêng không cần đến đồ ăn của uống vật chất, không có mũi để ngửi hương vị. Vậy việc đơm cúng đồ ăn thức uống là việc không làm ích gì cho ông bà cha mẹ.
Ngày nay nơi một số dân chúng có dân trí tiến bộ đã hiểu được điều nói trên, không còn nghĩ tổ tiên, ông bà cha mẹ qua đời cần được đơm cúng của ăn thức uống để khỏi bị đói khát và cần những đồ vật để hưởng dùng…bên kia thế giới…
Tuy vậy Đạo Chúa cũng cho phép lập Bàn Kính Nhớ Tổ tiên Ông Bà, song
phải đặt dưới Bàn Thờ Chúa, cũng được đốt hương, dâng hoa nến, đơm bánh trái mời Tổ tiên ông bà không phải về để ăn uống, nhưng để chứng giám cho lòng thành của con cháu tưởng nhớ công ơn Tổ tiên ông bà.
100/ H. Giúp đỡ linh hồn cách thế nào?
- Bằng cách đọc kinh cầu nguyện, dâng Thánh lễ, để cầu xin Chúa cho ông bà cha mẹ được chóng lên Thiên-Đàng. Chúa là chủ, người có ban ơn, mới được chóng về trời.
101/ H. Giúp đỡ bằng cách nào nữa?
- Bằng việc hy sinh, hãm mình để trợ giúp ông bà cha mẹ; cũng như về phần đời, nếu ông bà cha mẹ phải tù tội, con cháu cố gắng gánh đỡ, đền thay.
102/ H. Ông bà cha mẹ qua đời, có thể thông công với con cháu chăng?
- Ông bà cha mẹ đã qua đời, hoặc được về cùng Chúa rồi, hoặc còn mắc đền tội ở dưới Luyện ngục, tức là cũng đã được cứu rỗi chỉ chưa được lên Thiên Đàng hưởng hạnh phúc, thì tuy các ngài không thể tự giúp mình ra khỏi nơi luyện tội, song vẫn lưu tâm đến đời sống con cháu nơi trần gian và hằng cầu xin Chúa cho con cháu luôn mãi, nên các ngài và chúng ta hằng thông công với nhau luôn.
Đạo Chúa dạy: Chết là sự sống thay đổi chứ không mất đi, vì thế con cháu vẫn có thể tâm giao, tâm sự với ông bà cha mẹ đã quá vãng, kể lể nỗi niềm, chuyện vui chuyện buồn, và khi gặp khó thì xin các ngài cầu nguyện với Chúa cứu giúp cho mình.
103/ H. Ai dạy chúng ta làm các việc ấy?
- Thiên Chúa là Đấng không thể sai lầm và đầy tình thương yêu chúng ta, đã truyền dạy làm những sự ấy.
104/ H. Đốt nhang, cúng giỗ ông bà cha mẹ để nhớ ông bà, đó đã là giữ tròn chữ hiếu chăng?
- Không. Nếu chỉ nhớ thôi mà không giúp đỡ ông bà cha mẹ như trên đã nói là chưa tròn chữ hiếu, hoặc nhớ mà giúp đỡ không phải cách thì cũng không làm ích gì cho ông bà cha mẹ đã qua đời cả.
- H.Có người nói: Theo đạo là phải bỏ ông bà, có đúng chăng?
- Không. Sở dĩ có câu “theo đạo thì bỏ ông bà” vẫn chuyền cửa miệng người đời, là vì người ta nghĩ rằng ông bà cần cúng giỗ đồ ăn thức uống, mà theo đạo thì bỏ việc ấy làm ông bà chịu đói khát. Nhưng như trên đã nói, một khi chết không còn thân xác nữa thì không còn ăn uống gì được, cho nên cúng giỗ bằng đồ ăn thức uống là vô ích.
Trái lại theo Đạo không những là không bỏ ông bà, mà còn trợ giúp ông bà một cách hữu hiệu hơn nữa như đã nói ở trên.
106/ H. Có nên bỏ Chúa theo đạo ông bà chăng?
- Đây là câu hỏi hàm hồ vì bảo ta phải chọn một trong hai: hoặc theo ông bà hoặc theo Chúa. Thực ra không phải thế. Như đã xem trên đây, theo Chúa đâu có bỏ ông bà, đến nỗi muốn giữ lòng hiếu với ông bà, ta phải bỏ Chúa. Theo đạo Chúa, chúng ta giữ trọn hai bổn phận cả với Chúa cả với ông bà. Bằng chứng: trong mười điều răn thì điều răn thứ nhất dạy phải thờ kính Thiên Chúa, tức thì điều răn thứ tư dạy phải thảo hiếu với ông bà cha mẹ. Bỏ ông bà là bất hiếu, bỏ Chúa là đại nghịch bất đạo.
107/ H. Có luân hồi chăng?
- Ta sống ở trần gian này chỉ có một lần thôi, tức là chỉ có một kiếp người, để lập công bởi làm lành lánh dữ, sau đó là chết và chịu Chúa xét xử thưởng công hay phạt tội mình đã làm trong cuộc sống dương thế.
Sau khi đã được thưởng công hay phạt tội thì số phận ấy không bao giờ còn thay đổi được nữa. Vì thế không có hóa kiếp, đầu thai sang kiếp khác để mong được cải thiện số kiếp. Đó là điều Chúa dạy.
Cổ nhân xưa cũng có nói: “Sinh ký tử qui”: Sống gởi thác về. Đã về quê rồi không còn trở lại trần thế nữa!
Nếu sau kiếp này còn có những kiếp khác nữa để cải thiện, thì cuộc sống của ta ở đời này không còn nghiêm túc nữa: cứ sống bơ thờ, bừa bãi phóng đãng v.v…, cho đã, dại gì phải sống đàng hoàng tử tế, làm lành lánh dữ…, vì sẽ còn kiếp khác để cải thiện…
Vậy sống lành thác lành, sống dữ thác dữ. Chết lành được hưởng phước đời đời; chết dữ phải khốn nạn muôn thuở.
108/ H. Thiên Đàng là nơi nào?
- Là nơi kẻ lành hưởng phước đời đời.
109/ H. Hưởng phước đời đời là làm sao?
- Là xem thấy mặt Đức Chúa Trời là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, và được Ngài ban cho hạnh phúc vô cùng vô tận thỏa mãn tất cả mọi ước vọng của ta, không cón phải thiếu một sự gì, không còn sinh lão bệnh tử, nghĩa là không bao giờ còn phải khổ đau, khóc lóc, chịu bệnh tật, không còn phải chết nữa, nhưng cứ sống sung sướng như thế mãi chẳng khi nào cùng, chẳng khi nào hết.
Lời nguyện : Hỡi Chúa, giúp tôi được hưởng phước Thiên đàng!
Đoạn sáu
THIÊN THẦN VÀ MA QUỈ
110/ H. Có loài nào trọng hơn loài người chăng?
- Có, Thiên thần.
111/ H. Thiên Thần là đấng nào?
- Thiên Thần là các đấng thiêng liêng Đức Chúa Trời đã dựng nên để chầu hầu
Ngài, được hưởng phước đời đời trên Thiên Đàng, và để Ngài sai đi trợ giúp loài người dưới thế.
112/ H. Sao gọi là Thiên Thần?
- Vì các đấng là hữu thể thiêng liêng Thiên Chúa dựng nên ở trên trời, không ở trên trái đất như loài người.
113/ H. Vì sao gọi là Thần?
- Vì các đấng thiêng liêng ấy không có xác phàm như ta.
114/ H. Hết thảy các Thiên thần có được hưởng phước trên Thiên đàng chăng?
- Thiên đàng là phần thưởng dành cho kẻ lập công. Sau khi được dựng nên, các Thiên thần cũng phải chịu thử thách: Thiên Chúa đã truyền cho các đấng thờ phượng Ngài. Vậy có một Thiên thần Cả tên là Lu-xi-phe, theo tính kiêu căng không chịu tùng phục Chúa, kéo một số Thiên thần khác theo mà chống nghịch với Chúa.
115/ . Chúa có phạt họ không?
- Chúa phạt các Thiên thần ấy từ chốn trời cao bị nhào xuống hỏa ngục, thành ra ma quỉ.
116/ H. Ma quỉ có hồn và xác không?
- Ma quỉ vốn đã là những thiên thần trước đây, nên không hồn không xác.
117/ H. Có rất nhiều ma quỉ chăng?
- Có rất nhiều vô vàn vô số, ta không biết là bao nhiêu.
118/ H. Ma quỉ có thù ghét chúng ta chăng?
- Ma quỉ đã phạm tội chống nghịch Thiên Chúa, bị trục xuất khỏi Thiên đàng, bị đẩy xuống Hỏa ngục. Sau đó Thiên Chúa dựng nên loài người, kêu gọi ta lên Thiên đàng. Ma quỉ thấy thế, phân bì ghen ghét xúi giục người ta phạm tội để sau này phải phạt trong Hỏa ngục như chúng.
119/ H. Ma quỉ có sức mạnh hơn chúng ta chăng?
- Ma quỉ trước đây vốn là Thiên thần tuy nay sa đọa, nhưng vẫn giữ được sự thông minh và có sức mạnh hơn chúng ta.
120/ H. Vậy phải làm thế nào cho khỏi ma quỉ làm hại?
- Thiên Chúa là Đấng chủ tể toàn năng, hằng bênh vực phù hộ loài người là con cái Ngài. Vậy phương thế độc nhất để tránh khỏi ma quỉ làm hại là tin nơi Thiên Chúa và cầu xin Ngài ban ơn phù hộ.
121/ H. Cúng bái ma quỉ có ích gì chăng?
- Ma quỉ nguyên là Thiên-Thần có tính thiêng liêng, không ăn uống vật gì, nên cúng bái cũng vô ích. Đàng khác, cúng bái chúng là điều nguy hiểm, vì làm thế chẳng khác gì bái phục chúng làm chủ của mình, đôi khi chúng cho ta vài điều ta cầu cạnh chúng, nhưng đừng dại, vì chúng chỉ thả mồi cho ta, nhưng vì luôn ghen ghét ta, rốt cuộc chúng sẽ hoành hành tác quái, làm ta khốn khổ mọi đàng.
122/ H. Còn có thể làm gì nữa cho khỏi tay ma quỉ?
- Ta phải cầu xin cùng Thánh Thiên thần mà Chúa lòng lành vô cùng đã ban cho mỗi một người chúng ta, để bảo vệ chúng ta lúc còn sống và đưa linh hồn chúng ta về cùng Chúa trong giờ lâm chung.
123/ H. Thiên Thần giúp đỡ ta như vậy ta gọi là gì ?
- Gọi là Thiên Thần hộ thủ, hộ mệnh hay là Thiên Thần giữ mình.
Lời nguyện : Xin Chúa cứu tôi cho khỏi tay ma quỉ. Và tôi sẽ tạ ơn Chúa.
PHẦN THỨ BỐN
PHƯƠNG THẾ ĐỂ ĐẠT ĐẾN CÙNG ĐÍCH
Đoạn Nhất
MẤY DÒNG LỊCH SỬ
124/ H. Đạo Thiên Chúa bởi đâu mà ra?
- Từ trước đời đời chỉ có một Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, Chân, Thiện, Mỹ toàn hảo. Vì lòng thương yêu, Ngài muốn chia sẻ sự sống và hạnh phúc nên Chúa đã tạo thành vạn vật. Sau khi đã tạo dựng mọi sự vật cần cho con người, Thiên Chúa đã dựng nên hai ông bà Nguyên tổ nhân loại, là Ađam và Eva. Chúa truyền cho hai ông bà những điều phải giữ. Đó là đạo Chúa truyền.
Đức Khổng-Tử có nói: “Duy Hoàng Thiên giáng trung ư hạ dân”: Vua trời đất ban đạo xuống cho dân gian. “Minh đạo chi bổn nguyên xuất ư thiên” : Đạo lành bởi trời mà ra.
125/ H. Thiên Chúa dựng nên Ađam và Eva ở đâu?
- Ở trong một cái vườn gọi là Vườn Địa Đàng, một cách nói tượng trưng nơi hạnh phúc sung sướng.
126/ H. Đạo Thiên Chúa là đạo gốc, là đạo Chúa truyền sao lại có nhiều đạo khác?
- Xưa chỉ có một đạo mà thôi là đạo Chúa truyền, đạo Thiên Chúa. Như lời thầy Mạnh Tử nói : “Đạo nhứt nhi dĩ hĩ”, đạo gốc chỉ có một không hai. Nhưng vì dần dà loài người sinh sản đông đúc, mỗi người đi một nơi, tha phương cầu thực, nên người ta quên đạo gốc đi. Nhưng lòng khát vọng Thiên Chúa vẫn tiềm tàng nơi lòng họ khiến người ta lập thêm nhiều đạo với mong ước họa may mò mẫm mà tìm được Thiên Chúa. Trong những đạo do con người lập ra đó, có điều đúng nhưng cũng có điều sai, nên không phải là đạo thật. Đạo thật, thì chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng độc nhất có thể lập, để chỉ dạy chính lộ cho loài người đến được với Ngài. Vì vậy “Đạo nguyên xuất ư Thiên”: nguồn gốc đạo là từ Trời. Do đó khi nào có ai theo đạo Thiên Chúa người ta thường nói : “Trở lại đạo”; nghĩa là bỏ đường lạc mà trở về đường chính, trở về với đạo gốc của ông bà nguyên tổ xưa!
Lời nguyện: Tạ ơn Chúa, đã truyền Chính đạo, để dẫn dắt tôi về Thiên đàng với Chúa.
Đoạn Hai
ĐẤNG CỨU THẾ
127/ H. Ađam và Eva, mà Chúa đã dựng nên có giữ nghĩa cùng Chúa chăng?
- Không. Hai ông bà đã không giữ nghĩa cùng Chúa, nghe theo mưu chước ma quỉ khôn khéo cám dỗ, lỗi lệnh Chúa truyền.
128/ H. Hai ông bà phạm tội gì?
- Phạm tội ăn trái cấm, có ý nói tượng trưng là họ làm những điều Thiên Chúa cấm.
129/ H. Vậy Chúa phạt làm sao?
- Chúa đuổi Adong Evà ra khỏi Vườn Địa Đàng, ý nói khỏi tình trạng vô tội và hạnh phúc nguyênt hủy. Hậu quả là phần xác phải đau khổ; phần hồn không được vào thiên đàng, vì Chúa đã khóa cửa lại.
130/ H. Ông Ađam và bà Eva phạm tội, thì tội ai nấy chịu, cớ sao chúng ta cũng mắc phải?
- Vì ở trong Vườn Địa Đàng, hai ông bà là Nguyên tổ, đại diện cho loài người ta hết thảy, Nguyên tổ làm sự lành chúng ta được hưởng, Nguyên tổ làm sự dữ, chúng ta đều mắc lây. Cũng ví như trong gia đình, người cha cờ bạc, rượu chè, phá tan sản nghiệp, thì con cái phải chịu cảnh nghèo túng.
131/ H. Công trình tạo dựng nguyên thủy bị phá hỏng, Chúa xử lý làm sao?
- Chúa là Đấng công bằng vô cùng, hễ có lỗi thì phạt. Nhưng đã tạo dựng nên ta, Chúa cũng là Cha, Cha rất nhân từ hay thương xót vô cùng, thấy loài người yếu đuối và sa ngã, Chúa phạt nhưng không nỡ để loài người tuyệt vọng, Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế xuống mặc xác phàm để cứu chuộc ta, để đền tội với Thiên Chúa thay cho chúng ta.
132/ H. Chúa Cứu-Thế ra đời hồi nào?
- Đấng Cứu-Thế đã ra đời cách đây hơn 20 thế kỉ, nghĩa là hơn 2000 năm rồi. Chúa Cứu-Thế đến thiết lập một kỷ nguyên mới, cho nên bắt đầu kỉ nguyên ấy, trên thế giới đâu đâu người ta cũng gọi là năm Thiên Chúa giáng sinh.
133/ H. Vậy những ngàn năm trước khi Đấng Cứu-Thế chưa ra đời, không kể sao?
- Người ta có kể, nhưng gọi là năm trước Chúa Giáng sinh.
134/ H. Đấng Cứu-Thế ra đời đặt tên là gì?
- Đặt tên là Giêsu, nghĩa là Cứu-Thế.
135/ H. Sao gọi là Đấng Cứu-Thế?
- Vì Chúa Giêsu xuống thế làm người, cốt để chịu nạn chịu chết mà đền tội thay cho chúng ta và cứu chúng ta khỏi tay ma quỉ và tội lỗi, nhờ đó chúng ta mới được về Thiên đàng.
136/ H. Đức Giêsu có phải là Thiên Chúa chăng?
- Phải, Ngài vốn là Ngôi thứ Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, vì muốn cứu nhân loại, Ngài bỏ trời xuống thế mặc xác làm người, mang tên là Giêsu, nhưng vẫn là Thiên Chúa, cho nên chúng ta gọi Ngài là “Đức Chúa Giêsu”.
137/ H. Như vậy Đức Chúa Giêsu có mấy tính?
- Đức Chúa Giêsu có hai tính, một là tính Thiên Chúa (Thần tính), hai là tính loài người ta (nhân tính). Nói cách khác, Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người thật.
138/ H. Mẹ Đức Chúa Giêsu là ai?
- Mẹ Đức Chúa Giêsu là Đức Maria trọn đời Đồng trinh, vì việc thụ thai Đức Giêsu là do Chúa Thánh Thần tác động mà thành chứ không do người nam cộng tác.
139/ H. Đức Mẹ có linh chăng?
- Đức Mẹ linh lắm, vì Người là Mẹ Chúa Giêsu vốn là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, cho nên khi ta đến xin Đức Mẹ cứu giúp sự gì, thì Người cầu cùng Chúa Giêsu là Con có hiếu nên Ngài sẽ nhậm lời ta xin ngay.
140/ H. Đức Chúa Giêsu ra đời ở đâu?
- Đức Chúa Giêsu sinh ra tại Bê-lem, một thành nhỏ của nước Do-Thái, ở miền Trung Đông, thuộc châu Á chúng ta.
141/ H. Vậy Đức Chúa Giêsu không phải là người Tây sao?
- Không, Chúa Giêsu sinh ra bên phương Đông, sống chết bên phương Đông, không bao giờ qua bên Tây.
142/ H. Đức Chúa Giêsu có lập đạo chăng?
- Không, Đức Chúa Giêsu xuống thế gian để dạy giữ đạo Đức Chúa Cha đã truyền. Người dạy thêm cho hoàn bị thì có, lập đạo mới thì không, vì đạo chỉ có một không có tới hai.
143/ H. Đức Chúa Giêsu chết cách nào?
- Đức Chúa Giêsu chịu chết đóng đinh trên Thập Tự giá để cứu chuộc kẻ có tội.
144/ H. Đức Chúa Giêsu chết ngày nào?
- Ngày thứ sáu trước Lễ Phục Sinh.
145/ H. Đức Chúa Giêsu có sống lại chăng?
- Ngày xưa dân Do-Thái hỏi Chúa Giêsu rằng : “Ông nói là Thiên Chúa giáng trần, là Đấng Cứu Thế muôn dân đợi trông, là Đấng mà Đức Chúa Cha đã hứa trong Vườn Địa Đàng sau khi nguyên tổ sa ngã, vậy ông hãy làm phép lạ để minh chứng lời ông nói là thật, ông thật là Thiên Chúa”.
Đức Chúa Giêsu trả lời rằng : “Dân này thật cứng lòng quá. Ta đã làm biết bao phép lạ: Kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ bất toại được lành đã, kẻ chết được sống lại… là những việc chỉ Thiên Chúa mới làm được. Dầu vậy dân này cũng chưa muốn tin. Ta sẽ cho các ông nhìn thấy một phép lạ nữa thôi. Các ông sẽ đóng đanh Ta trên thập giá, song Ta chết ba ngày rồi sẽ sống lại”.
Và thật vậy, Đức Chúa Giêsu đã sống lại để minh chứng Người là Thiên Chúa.
146/ H. Đức Chúa Giêsu sống lại ngày
nào?
- Ngày Chúa Nhật Phục sinh.
147/ H. Đức Chúa Giêsu sống lại rồi Ngài làm gì?
- Đức Chúa Giêsu còn ở lại dưới đất 40 ngày để minh chứng Người thật đã Phục Sinh và để dạy dỗ thêm cho các Tông đồ là 12 Giám mục đầu tiên mà Chúa đã chọn và sai đi khắp thế giảng đạo.
148/ H. Đoạn Đức Chúa Giêsu đi đâu?
- Đức Chúa Giêsu lên trời, để mở cửa trời đón các con cái trung thành với Chúa được vào theo.
149/ H. Có ngày nào Đức Chúa Giêsu lại xuống thế gian nữa chăng?
- Đến ngày tận thế, Đức Chúa Giêsu lại xuống thế gian và sai các Thiên Thần tập họp toàn thể nhân loại để phán xét chung nói cách khác, Ngài phân rẽ nhân loại ra làm hai bên:
-một bên là những ai tin và theo Ngài, sống tuân giữ luật Ngài, thì Chúa bày tỏ cho tất cả nhân loại thấy là họ được hạnh phúc đời đời vinh hiển huy hoàng,
-còn bên kia là những kẻ từ chối không tin và không theo Ngài, sống trong tội lỗi, thì phải xấu hổ tủi nhục, và bất hạnh muôn đời, trầm luân muôn kiếp.
150/ H. Đến ngày tận thế chúng ta sẽ sống lại sao?
- Đến ngày tận thế, toàn thể nhân loại, người lành cũng như kẻ dữ sẽ sống lại.
151/ H. Phán xét chung đoạn người ta sẽ đi đâu?
- Kẻ dữ, người có tội sẽ xuống Hỏa ngục cả hồn lẫn xác để chịu hình khổ đời đời. Kẻ lành, người thánh thiện, kẻ giữ đạo Thánh của Chúa, cả hồn lẫn xác sẽ được theo chân Chúa khải hoàn về Thiên đàng để ngợi khen Chúa và hưởng hạnh phước đời đời.
Lời nguyện : Lạy Đức Bà Maria là Mẹ con, con hết lòng cầu xin Mẹ giúp cho con được vào Thiên đàng.
~~~///~~~
Đoạn Ba
HỘI THÁNH
152/ H. Đức Chúa Giêsu có để lại trần gian một cơ quan nào để duy trì và truyền bá đạo thánh ra khắp thế giới chăng?
- Chúa Giêsu đã lập nên Hội Thánh.
153/ H. Hội Thánh là gì?
- Hội Thánh là hội hiệp các người giáo hữu giữ đạo Công Giáo trên khắp mặt địa cầu.
154/ H. Hội Thánh chia làm mấy phần?
- Hội Thánh chia làm hai phần: một là giáo phẩm, hai là giáo dân.
155/ H. Giáo phẩm là gì?
- Giáo phẩm là những người được Chúa trao quyền đứng đầu trong Hội Thánh. Trên hết có Đức Giáo Hoàng là đấng thay mặt Đức Chúa Giêsu ở trần gian. Dưới quyền Ngài có các Giám mục, gọi là Đức Cha quản cai các địa phận. Cả thế giới được chia làm nhiều địa phận. Mỗi địa phận lại chia làm nhiều giáo xứ. Trong mỗi giáo xứ thường có một nhà thờ với một Linh mục đại diện Đức Giám Mục để quản cai, gọi là Cha quản xứ hay Cha Sở. Đó là hàng Giáo phẩm chính Chúa Giêsu đã lập nên.
156/ H. Vì sao gọi là Hội Thánh?
- Gọi là Hội Thánh vì ba lẽ này : Một là, vì Đấng sáng lập Hội Thánh chính là Chúa Giêsu là Đấng rất thánh. Hai là, các kẻ thuộc về Hội Thánh này đã chịu phép Rửa Tội nên đã được thánh hóa làm con cái Thiên Chúa. Ba là vì Đức Chúa Giêsu đã lập Hội này giúp cho ta được nên thánh.
157/ H. Vì sao gọi các linh mục là Cha?
- Người ta có thói quen gọi các linh mục – kẻ đại diện Thiên Chúa – là cha, cha không phải về thể xác, mà về phần linh hồn, nghĩa là các ngài dạy dỗ và Rửa tội cho ta để ta được nên con cái Thiên Chúa. Như thế cũng như các ngài là cha đã sinh ra ta trong đời sống mới của Chúa vậy.
158/ H. Không vào Hội thánh Chúa có được cứu rỗi linh hồn chăng?
- Hội Thánh là nơi dạy cho ta đạo Chúa, nếu ai biết như vậy mà lại cố tình không vào thì không được cứu rỗi. Hội Thánh như một chiếc tàu đưa ta vượt biển đời để về Thiên đàng. Ai không đi tàu này không thể cập bến Thiên đàng được.
159/ H. Hội Thánh có đòi buộc ta điều gì chăng ?
- Có. Để giúp ta sống tốt chức phận là con cái Chúa, Hội Thánh có ra sáu điều buộc:
- Thứ nhất : Xem lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
- Thứ hai : Chớ làm việc xác ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc
- Thứ ba : Xưng tội (trọng) trong một năm ít là một lần.
- Thứ bốn : Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục sinh.
- Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.
- Thứ sáu : Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng các ngày khác Hội Thánh dạy.
Lời nguyện: Chúa ôi, cho con vào Hội Thánh Chúa có được không?
--o0T0o--
Đoạn Bốn
LOÀI NGƯỜI GIỮ ĐẠO NÀO?
160/ H. Ngày nay người ta giữ đạo nào nhiều hơn cả?
- Nhờ nghe giảng dạy người ta hiểu rõ Thiên Chúa là Cha, chúng ta là con, nên ngày nay phần đông người ta giữ đạo Thiên Chúa.
161/ H. Số tín đồ đạo Thiên Chúa là bao nhiêu?
- Dân số địa cầu ngày nay chừng hơn bảy tỷ (7.000.500.000). Trong số đó có độ 3 tỷ người tin Thiên Chúa hay giữ đạo Chúa, chưa kể những người thiện cảm với đạo và dần dlần được nghe giảng dạy sẽ xin theo Chúa.
T¬T
Đoạn Năm
ĐẠO LÀ CẦN THIẾT
162/ Đạo là gì?
- Đạo là đàng đưa chúng ta về trời. Đức Khổng Tử nói : “Đạo giả Thiên hạ chi sở cộng do”: Đạo là đàng ai ai cũng phải theo.
163/ H. Giữ đạo được ích gì?
- Giữ đạo mới được đẹp lòng Chúa, vì Chúa truyền dạy như vậy.
-Giữ đạo mới được Chúa tha tội cho.
-Giữ đạo mới được chết lành
-Giữ đạo mới được lên Thiên đàng
-Giữ đạo mới được hưởng các Thánh Lễ, lời cầu nguyện, việc hãm mình của những người có đạo trên khắp thế giới dâng lên cầu nguyện cho mình sau ngày qua đời.
164/ H. Không giữ đạo không được lên Thiên Đàng sao?
- Không giữ đạo, vì tại mình không hay
biết thì Chúa không bắt lỗi. Nhưng biết đạo mà không theo vì không muốn tùng phục Chúa, không muốn theo con đường chính lộ, thì Chúa bắt lỗi và đoán phạt.
XXXXX
Đoạn Sáu
ƠN CHÚA
165/ H. Bởi sức riêng ta, có thể lên Thiên đàng được chăng?
- Chẳng được, dù có gồng mình tập luyện những phương pháp tự nhiên hay do loài người sáng chế ra. Phải có ơn Chúa giúp mới được.
166/ H. Ơn Chúa là gì?
- Ơn Chúa là sức thiêng liêng Đức Chúa trời ban để giúp cho ta được rỗi linh hồn.
167/ H. Ơn Chúa chia làm mấy thứ?
- Hai thứ : Một là ơn thánh sủng, hai là ơn trợ giúp.
168/ H. Ơn thánh sủng là gì?
- Là ơn thiêng liêng Chúa ban lâu bền trong lòng ta, làm cho ta trở nên con cái nghĩa thiết với Chúa ở đời này, và ngày sau được hưởng mặt Chúa trên Thiên đàng.
169/ H. Ơn trợ giúp là gì?
- Là ơn thiêng liêng Chúa ban tùy nhu cầu, tùy lúc, để ta có đủ sức làm lành, lánh dữ. Vì nếu không có Chúa giúp sức, linh hồn ta yếu đuối không thể làm được.
170/ H. Ta phải làm gì cho được ơn Chúa?
- Ta phải làm hai điều này : Một là lãnh nhận các phép Bí tích; hai là siêng năng đọc kinh cầu nguyện.
Lời nguyện : Chúa ban ơn cho con đi, con mới có thể chiến thắng các tính mê nết xấu…
RXR
Đoạn Bảy
CÁC BÍ TÍCH
171/ H. Bí Tích là gì?
- Là những phương thế siêu nhiên rất hiệu nghiệm Chúa Giêsu đã lập ra, để thông cho ta ơn sủng Ngài đã lập được xưa trên Thánh Giá.
- H. Có mấy Bí-Tích?
- Có bảy Bí Tích.
Thứ nhất: Là Bí Tích Rửa Tội
Thứ hai : Là Bí Tích Thêm Sức.
Thứ ba : Là Bí Tích Mình Thánh Chúa.
Thứ bốn : Là Bí Tích Giải Tội.
Thứ năm: Là Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân.
Thứ sáu : Là Bí Tích Truyền Chức Thánh.
Thứ bảy : Là Bí Tích Hôn Phối.
173/ H. Trong bảy Bí tích cái nào trọng nhất ?
- Bí tích nào cũng cao trọng, song theo thứ tự ưu tiên thì Bí Tích Rửa tội quan trọng
nhất, vì làm cho ta được sạch tội và ban ơn Thánh sủng cho ta được trở nên con Thiên Chúa, được gia nhập vào Hội Thánh. [3]
174/ H. Theo đạo thì được sạch tội sao?
- Bí tích Rửa tội là một phương thế do Chúa Giêsu thiết lập để rửa lòng ta sạch mọi tội đã phạm. Khi ai theo đạo thì lãnh nhận Bí tích ấy nên được sạch tội, hơn nữa còn được ban ơn Thánh sủng như trên vừa nói.
175/ H. Chết trong khi linh hồn không được ơn Thánh sủng có được lên Thiên đàng chăng?
- Không được, nhờ ơn Thánh sủng ta mới được là con cái Thiên Chúa, mà vì là con thì được thừa kế gia nghiêp Thiên Chúa là Nước Thiên Đàng.
176/ H. Ta mất ơn Thánh sủng khi nào?
- Khi ta phạm tội trọng.
177/ H. Muốn chịu Bí tích Rửa tội phải làm điều gì?
- Phải chịu khó học những điều cần kíp Chúa truyền để biết mà tin Chúa.
178/ H. Rửa tội cách nào?
- Bình thường linh mục lấy nước lã đổ trên đầu kẻ chịu Bí tích Rửa tội và nói rằng: “Ta Rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Khi Chúa chọn các Tông đồ và sai đi truyền đạo đã có phán: “Anh em hãy đi khắp thế giảng đạo cho mọi dân mọi tộc và hãy Rửa tội cho người ta Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ai tin và chịu Bí tích Rửa tội sẽ được cứu rỗi. Ai không tin không chịu Rửa tội sẽ phải hư mất đời đời”.
179/ H. Con nít cũng phải chịu Rửa tội sao?
- Con nít tuy chưa phạm tội trọng gì do mình làm, song cũng mắc tội Tổ tông truyền, nên cũng phải chịu Bí tích Rửa tội mới được về Thiên đàng.
180/ H. Vậy con cái chưa đến tuổi khôn, lâm bịnh nặng ta phải Rửa tội cho chúng sao?
- Cha mẹ thương con, phải thương phần hồn hơn hết, không bao giờ để con chết mà chưa được chịu Rửa tội.
181/ H. Ai được quyền thi hành Bí tích Rửa tội?
- Vốn là một Bí tích Chúa Giêsu lập nên bình thường các Linh-mục mới làm phép ấy. Nhưng khi gặp trường hợp cấp bách như khi người ta bệnh nặng nguy tử, hết thảy mọi người bất phân lương giáo cũng có thể làm phép Rửa tội.
182/ Người ta được chịu Bí tích Rửa tội mấy lần?
- Một lần thôi. Vì chịu Bí tích rửa tội là bước chân vào đạo, trở nên con cái Chúa, và được in trong tâm hồn một dấu thiêng liêng không mất được.
183/ H. Ma quỉ có thể bắt một người đã chịu Rửa tội được chăng?
- Không thể được, bởi vì người ấy đã thuộc về Chúa rồi, vì có dấu ấn thiêng liêng của Chúa in trong hồn.
184/ H. Bí tích Rửa tội tha những tội nào?
- Tha tội tổ tông truyền và cũng tha tất cả các tội mình đã phạm từ ngày có trí khôn.
185/ H. Vậy cớ sao Đức Khổng Tử ngày xưa nói: “Hoạch tội ư Thiên vô sở đạo giã!”: Phạm tội với trời không cầu đảo được nữa ?
- Ngày xưa vì không biết Thiên Chúa, nên không làm cách nào để được tha tội, bởi vậy người ta đau khổ vô cùng vì hầu như suốt đời phải mang lấy gánh tội không cách nào cất đi được.
Nhưng từ khi biết đạo Chúa, thì Chúa dạy rằng: Phạm tội đến Chúa, cho dù tội lớn bằng núi non, hay đỏ lòm như máu, nếu thống hối xin Chúa thứ tha, thì được Chúa tha tội, linh hồn lại trắng toát như tuyết. Thế là được nhẹ nhõm thanh thoát, sung sướng vô cùng!
186/ H. Sau khi chịu Rửa tội, rủi yếu đuối sa phạm tội lại, thì làm thế nào cho khỏi?
- Chúa nhân từ vô cùng biết loài người yếu đuối dễ sa ngã phạm tội, nên đã dự liệu sẵn để lập một Bí tích khác để tha tội cho ta. Ấy là phép Giải tội. Nhưng muốn được tha thứ, ta phải có lòng ăn năn hối cải.
187/ H. Phép Giải tội là gì?
- Là Bí tích Chúa lập nên và Chúa ban quyền cho các Tông-đồ và các người đại diện Chúa (như Giám mục, linh mục) thay mặt Chúa dùng nó mà tha tội cho người ta, vì có lời Chúa truyền: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm tội ai thì người ấy còn mắc”.
188/ H. Được tha tội, và muốn không còn phạm tội nữa để giữ mình trong ơn nghĩa với Chúa thì cần phải làm gì?
- Phải siêng năng đọc kinh cầu nguyện để được Chúa ban ơn mới giữ mình được.
Lời nguyện: Xin Chúa thương xót tôi, vì tôi phạm nhiều tội lỗi.
ee…ff
Đoạn Tám
ĐỌC KINH CẦU NGUYỆN
189/ H. Cầu nguyện là gì?
- Là đưa lòng trí lên tiếp xúc với Chúa mà thờ phượng, ngợi khen, cám ơn, đền bồi phạt tạ, giãi bày tâm sự những điều vui buồn với Ngài; và xin những ơn trợ giúp cần thiết cho phần hồn và phần xác.
190/ H. Muốn cầu nguyện, có cần phải thuộc kinh chăng?
- Thuộc kinh là điều tốt, giúp ta dễ cầu nguyện những lúc khô khan và không biết nói gì với Chúa. Nhưng cho dầu không thuộc kinh, ta vẫn có thể cầu nguyện được. Chúa là Cha, chúng ta là con, chúng ta phải ăn ở với Chúa cách đơn sơ chân thành, như con cái với cha mẹ vậy.
191/ H. Có những kinh nào nên học thuộc lòng để đọc ?
- Một vài kinh quen đọc sau đây...
à Xem ở phần Phụ Thêm dưới đây:
Các kinh cần thiết...
MẤY LỜI KHUYÊN BẢO
Bạn thân mến! Những điều chép trong sách nhỏ này, không phải là lời người ta nghĩ ra, song là lời của Chúa truyền dạy. Chúa là Cha nhân từ muốn vạch cho ta con đường về Thiên đàng.
Vậy sách nhỏ này, tuy đơn sơ dễ hiểu, nhưng rất cần thiết.
Đây là một kho tàng quý báu.
Bạn hãy đọc đi đọc lại để in sâu vào lòng.
Bạn hãy nghiền ngẫm để được hiểu rõ lời Chúa dạy.
Bạn hãy cầu xin Chúa ban ơn cho Bạn hiểu biết Chúa. Học hỏi và cầu nguyện đó là hai điều cần thiết.
Bạn hãy sốt sắng đọc cùng tôi lời nguyện này:
“Lạy Chúa! Xin giúp con biết Chúa và tin Chúa.
Lạy Đức Mẹ, xin Đức Mẹ đừng bỏ con, hằng cứu giúp con, cho con được tin theo Chúa ở đời này, hầu ngày sau được hưởng mặt Chúa trên Thiên đàng”.
Chớ gì tảng sáng khi thức dậy và tối đến trước khi lên giường nằm ngủ, bạn đọc kinh ấy để cầu nguyện cùng Chúa và Đức Mẹ.
Chào thân ái.
Phần Phụ Thêm
NHỮNG KINH CẦN THIẾT
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng ! Nước Cha trị đến ! Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời!
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
*
Kinh Kính Mừng.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con lòng bà gồm phước lạ.
Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
*
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng, và bây giờ và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.
*
Kinh Tin Kính
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xiô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời; ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công, tôi tin phép tha tội, tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy. Amen.
*
Kinh Ăn Năn Tội
Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn, chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
*
Kinh Tin
Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức
Chúa Trời, là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội thánh dạy, thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen.
*
Kinh Cậy
Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên Đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
*
Kinh Kính Mến
Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng, hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng; lại vì Chúa thì con thương yêu như người ta như mình con vậy. Amen.
*
Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu Eva ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Mẹ. Chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Mẹ thương. Hỡi ôi ! Mẹ là chúa bầu chúng con, xin ghé mắt thương xem chúng con, đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Mẹ, gồm phúc lạ. Ôi Khoan thay ! Nhân thay ! Dịu thay ! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen
*
Kinh Hãy Nhớ
Lạy Rất Thánh Nữ đồng trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời. Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van, chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ là Nữ đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu thế, xin chớ chê chớ bỏ lời con kêu xin, một rủ lòng thương mà nhận lời con cùng. Amen.
*
* *
è Sau đây không phải là kinh để cầu nguyện, nhưng là những điều nên học thuộc lòng để nhớ mà giữ :
Đạo Đức Chúa Trời Có 10 Điều Răn.
- Thứ nhất : Thờ phượng một Đức Chúa
Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
- Thứ hai : Chớ kêu tên Chúa trời vô cớ.
- Thứ ba : Giữ ngày Chúa Nhật.
- Thứ bốn : Thảo kính cha mẹ
- Thứ năm : Chớ giết người.
- Thứ sáu : Chớ làm sự dâm dục
- Thứ bảy : Chớ lấy của người.
- Thứ tám : Chớ làm chứng dối
- Thứ chín : Chớ muốn vợ chồng người.
- Thứ mười : Chớ tham của người.
Ÿ Mười điều răn ấy tóm lại hai điều này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
*
Hội Thánh Có Sáu Điều Răn:
- Thứ nhất : Xem lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
- Thứ hai : Chớ làm việc xác ngày Chúa nhật
cùng các ngày lễ buộc
- Thứ ba : Xưng tội trong một năm ít là một lần.
- Thứ bốn : Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục sinh.
- Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.
- Thứ sáu : Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng các ngày khác Hội Thánh dạy.
*
Đạo Đức Chúa Trời Có Bảy Bí Tích
Thứ nhất: Là Bí tích Rửa Tội
Thứ hai : Là Bt Thêm Sức.
Thứ ba : Là Bt Mình Thánh Chúa.
Thứ bốn : Là Bt Giải Tội.
Thứ năm: Là Bt Xức Dầu Thánh.
Thứ sáu : Là BT Truyền Chức Thánh
Thứ bảy : Là Bt Hôn Phối.
*
Thương Người Có Mười Bốn Mối: a) Thương Xác Bảy Mối
Thứ nhất : cho kẻ đói ăn
Thứ hai : cho kẻ khát uống
Thứ ba : cho kẻ rách rưới ăn mặc
Thứ bốn : viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.
Thứ năm : cho khách đỗ nhà
Thứ sáu : chuộc kẻ làm tôi.
Thứ bảy : chôn xác kẻ chết.
*
- b) Thương Linh Hồn Bảy Mối
Thứ nhất : lấy lời lành mà khuyên người.
Thứ hai : chỉ dạy kẻ mê muội.
Thứ ba : an ủi kẻ âu lo
Thứ bốn : răn bảo kẻ có tội.
Thứ năm : tha kẻ dể ta.
Thứ sáu : nhịn kẻ mất lòng ta
Thứ bảy : cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
*
Cải Tội Bảy Mối Có Bảy Đức
Thứ nhất : khiêm nhường chớ kiêu ngạo
Thứ hai : rộng rãi chớ hà tiện
Thứ ba : giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục
Thứ bốn : hay nhịn chớ hờn giận
Thứ năm : kiêng bớt chớ mê ăn uống.
Thứ sáu : yêu người chớ ghen ghét.
Thứ bảy : siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
---o0o---
MỤC LỤC
Trang
Đôi Lời thiết nghĩa ....................................... 3
Nội Dung Sách Này....................................... 8
PHẦN I: Bản tính loài người......................... 9
PHẦN II : Nguồn gốc loài người ..................... 12
Đoạn 1. Hồn xác bởi đâu mà ra? ...................
- Nói về Thiên Chúa ...................... 14
PHẦN III : Cùng đích loài người ............... 27
Đoạn 1. Ta sẽ phải chết
- Ta sẽ sống lại 30
- Số phận linh hồn......................... 32
- Nói về tội.................................. 39
- Cúng giỗ ông bà.......................... 51
- Thiên thần và ma quỷ.................. 60
PHẦN IV: Phương thế để đạt cùng đích............. 65
Đoạn 1. Mấy dòng lịch sử.........................
- Đấng Cứu Thế............................ 68
- Hội Thánh 78
- Loài người ta giữ đạo nào............. 82
- Đạo là cần thiết........................... 83
- Ơn Chúa ................................... 85
- Phép Bí tích .............................. 87
- Đọc kinh cầu nguyện .................. 95
Mấy Lời Khuyên Bảo.................................... 97
Phần phụ thêm: Những Kinh Cần Thiết ............ 99
MỤC LUC……………………………………109
' & '
Sách tặng không bán.
Sau khi đọc, suy nghĩ cảm thấy được, xin quý vị trao cho người khác hoặc nhân thêm bản để mọi người cùng đọc.
[1] Dĩ nhiên là nó phải trải qua những quá trình tiến hóa…, song ở đây chúng ta miễn bàn vấn đề này.
[2] Mời bạn tìm đọc quyển “Tìm dấu Vết Thượng Đế” sẽ giải thích. Sách này cũng để tặng, không bán. Xin liên hệ với Lm. Hoàng Minh Tuấn, DCCT, 38 Kỳ Đồng, Q3, Tp HCM. ĐT: 0935 051 720; Email: phhmtuan54@gmail.com
[3] Ở sách này chúng ta chỉ đề cập đến hai Bí tích: Rửa tội và Giải tội.