ĐẠI CƯƠNG GIÁO LÝ Đạo Công Giáo *** Linh Mục NGUYỄN DU
15 Tháng Mười Hai 2021
ĐẠI CƯƠNG GIÁO LÝ Đạo Công Giáo
2021
Linh Mục
NGUYỄN DU
IMPRIMATUR
V P.M. PHẠM-NGỌC-CHI
Qui Nhơn. Ngày 8-7-1958
Adm. Apost
--------------------------------------
*** Để cho thêm rõ ràng, chúng tôi mạn phép tu bổ đôi chút vào bản văn của các tác giả (lm. Nguyễn Du (Qui Nhơn), lm. Nguyễn Văn Vàng và Trần Hữu Thanh, DCCT) nay đã qua đời.
Đôi lời ngỏ
cùng độc giả
Các bạn thân mến,
Viết quyển “ĐẠI–CƯƠNG GIÁO–LÝ” này gửi đến các bạn, tôi chỉ có một nguyện ước giúp các bạn mau nhận thấy được tổng quát những điểm giáo lý căn bản của đạo Công giáo.
Qua 15 phút chăm chú đọc, các bạn sẽ có những ý thức mới mẻ, tuy vậy các bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi năm ba chỗ khó hiểu. Điều ấy không lạ, vì các bạn chưa bao giờ được nghe nói đến các vấn đề này.
Tôi mời các bạn hãy tìm đến những người có đạo tử tế chín chắn (hoặc các hướng dẫn viên giáo-lý), nhờ họ giải thích cho các bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc, các bạn cứ tự nhiên và chân thành đến vị linh-mục nào gần chỗ bạn ở hay vị linh mục sở tại (thường gọi là cha Sở của nhà thờ gần nơi bạn ở), nhờ ngài giảng giải giúp cho. Thế nào các bạn cũng sẽ được thỏa mãn trên đường tìm hiểu chân lý.
Xin Thiên Chúa gửi những tia-sáng nhiệm mầu đến hướng dẫn các bạn.
Chúc các bạn mau thành công.
ĐẠI-CƯƠNG GIÁO-LÝ
ĐẠO CÔNG-GIÁO
**********************************
Bài Thứ Nhất
1- Đi đạo để làm gì?
- Đạo là đường, đi đạo là theo con đường chính lộ dạy ta biết làm tròn nhiệm vụ đối với Thượng Đế hay Thiên Chúa là Đấng đã sanh dựng nên ta, và hằng ban mọi sự để nuôi dưỡng ta, lại đã cứu ta ra khỏi vòng tội lỗi. Như thế đối với bản-thân là tìm được hạnh phúc cho mình, và đối với nhân loại là anh em của mình thì giúp họ được sống vui vẻ và hạnh phúc.
2- Đạo Công giáo dạy thờ ai?
- Dạy thờ một Thiên Chúa là Đấng tạo-dựng và quản cai vạn vật. Ngài thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ.
3- Làm sao biết có Thiên Chúa ?
- Có 2 cách :
Thứ nhất, nhờ nhìn ngắm các sự vật trong vũ-trụ mà tìm ra nguyên nhân đã sáng tạo ra nó, chính là Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, cũng như nhìn các dấu chân in trên cát, ta biết có người vừa đi qua đấy.
Thứ hai, nhờ lời mặc khải của Chúa ghi trong sách Kinh Thánh, là sách nền tảng của Đạo Chúa. Mời bạn đọc mấy trang đầu sách Sáng Thế-ký.
(Nếu bạn thấy khó hiểu, có thể nhờ những người chúng tôi đã giới thiệu trên kia giải thích cho).
4- Có mấy Thiên Chúa ?
- Có một Thiên Chúa, vì trong vũ trụ đòi buộc chỉ có một người làm chủ không thể có hai được. Vì nếu có hai chủ, dĩ-nhiên sẽ xảy ra khác ý kiến ; Ý kiến khác nhau sẽ xáo-trộn trật-tự trong vũ-trụ. Vũ-trụ mất trật tự sẽ gây nên tai hại cho muôn loài muôn vật.
5- Có biết được bản-tính Thiên Chúa như thế nào không?
- Biết :
Ÿ Chúa thiêng-liêng, vô hình vô tượng, không hình không dạng.
Ÿ Chúa tự hữu, tự mình mà có không ai sinh ra Chúa cả.
- Chúa hằng có đời đời, vô thủy vô chung, không có bắt đầu (không ai đẻ ra Chúa) và cũng không có kết thúc (không
- bao giờ chết).
Ÿ Chúa ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có Chúa.
Ÿ Chúa thông biết mọi sự, không sự gì mà Chúa chẳng biết.
Ÿ Chúa phép tắc vô cùng, muốn làm gì cũng được.
Ÿ Chúa chẳng hề thay đổi, không thay đổi trong bản tính, không thay đổi trong ý muốn, không thay đổi trong việc làm.
Ÿ Chúa trọn tốt trọn lành, không khuyết điểm bất cứ một phương diện nào, đầy tình nhân hậu yêu thương và thương xót những người tội lỗi.
6- Thiên Chúa có mấy Ngôi?
- Thiên Chúa không đơn độc một mình, mà có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Đức Chúa Cha, Ngôi Hai là Đức Chúa Con, Ngôi Ba là Đức Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi tuy khác nhau, nhưng Ba Ngôi cũng là một Chúa, Ba Ngôi bằng nhau, đồng tính đồng phép, không Ngôi nào lớn, Ngôi nào nhỏ.
[Loài người đã hình dung Ba Ngôi Thiên Chúa bằng hỉnh ảnh này]
7- Làm sao có thể biết Thiên Chúa có Ba Ngôi?
- Vì có một Ngôi, là Ngôi thứ Hai khi xuống thế, đã truyền dạy cho ta biết.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
Bài thứ hai
THIÊN CHÚA SÁNG TẠO MỌI VẬT.
1- Mọi loài mọi vật trong vũ trụ, có loài vô hình mắt ta không trông thấy, lại có loài hữu hình trông thấy được, tất cả đều đã được Chúa dựng nên từ thuở ban đầu.
2- Trong các loài Chúa tạo-dựng có hai loài cao trọng hơn cả:
- Loài Thiên Thần.
- Loài người ta.
A – Loài Thiên-Thần
3- Thiên Thần là loài thiêng liêng Thiên Chúa dựng nên để phụng-sự Ngài và hưởng phúc thiên đàng. Mục đích Chúa dựng các Thiên Thần là thế, nhưng có một số thần kiêu ngạo, dấy lên phản nghịch Ngài, nên bị phạt xuống hỏa-ngục. Từ đó, bọn ngụy-thần không còn là Thiên-Thần, nhưng trở thành ma quỉ.
4- Ma quỷ bị Chúa phạt, quay ngược trở lại ghét Chúa, mưu đồ phá hoại công việc Chúa làm, dụ-dỗ loài người
theo chúng, bất tuân luật lệ của Ngài để
rồi cũng bị trầm luân đời đời như chúng.
5- Còn các Thần lành luôn luôn trung nghĩa với Chúa, được Ngài ban thưởng phúc Thiên-đàng, và vâng lệnh Ngài đi phục vụ loài người chốn trần-gian.
Cách riêng mỗi người được có một Thiên-Thần Hộ Thủ (hay bản-mệnh) bảo vệ gìn giữ từ hồi mới sinh cho đến chết.
B – Loài Người Ta
6- Sau các Thiên Thần, Thiên Chúa dựng nên loài người để Ngài chia sẻ sự sống và hạnh phúc đời đời của Ngài cho họ. Khác với Thiên Thần, loài người ngoài phần linh hồn còn có thân xác. Và đặc biệt là Thiên Chúa dựng nên loài người có nam có nữ để yêu
nhau và sinh đẻ con cái mà bảo tồn nòi
giống.
Sinh con, không phải là tạo dựng, song là cha mẹ chỉ truyền mầm sống đã được Chúa đặt sẵn trong họ lại cho con cái.
Hai phần: hồn và xác ấy thì:
Bản tính linh hồn thiêng liêng (phi vật chất), không hao mòn, không chết và ở khắp thân xác. Xác thì từ vật chất nắn đúc nên sẽ có lúc tan rã mà trở về cát bụi.
Hồn phối hợp với xác, tạo nên con người sống, hoạt động và chịu trách nhiệm những việc làm của mình, cho đến ngày giờ Chúa định, linh hồn xuất khỏi xác bấy giờ gọi là chết.
7- Hai người đầu tiên được Chúa dựng nên làm thủy tổ loài người là Ađam và Evà.
Chúa cho ông Ađam và bà Evà ở trong Vườn Địa-Đàng, được hưởng mọi thứ hạnh phúc vui sướng, duy chỉ có một điều Chúa cấm, được tượng trưng bằng quả “cây biết lành biết dữ” là cấm không được ăn. Nếu trái lệnh cấm mà ăn sẽ phải chết.
C - Loài người sa ngã.
8- Nguyên tổ loài người vì ham muốn và tọc-mạch muốn nếm cho biết cái lợi hại của trái cấm mà ma quỉ xúi giục là ăn sẽ được biết mọi sự bằng Chúa, đồng thời nó còn phỉnh gạt bảo rằng ăn quả ấy không chết như Chúa đe dọa đâu.
- Thế là hai ông bà sa chước cám dỗ, trái lệnh Chúa cả lòng hái quả cấm mà ăn, nên bị Chúa ra hình phạt và còn bị Thiên Chúa sai thiên thần trục-xuất ra khỏi Vườn Địa-đàng, sống lao lung cực khổ, cuối cùng phải chết.
Án phạt được lưu-truyền mãi mãi cho con cháu không ai thoát khỏi, gọi là tội tổ-tông truyền.
9- Tuy nhiên Thiên Chúa không đành bỏ mặc loài người trong số-phận khốn nạn ấy, Ngài đã dự-định chương-trình cứu rỗi họ, sẽ được trình bày dưới đây.
Bài thứ ba
THIÊN-CHÚA GIÁNG-TRẦN
ĐỂ CỨU CHUỘC LOÀI NGƯỜI
1- Như ta đã biết, Thiên Chúa có ba Ngôi, thì có Ngôi Hai đã giáng trần, mặc lấy xác thịt loài người, để chịu chết mà đền tội cho loài người, và giải thoát loài người khỏi vòng tội lỗi, khỏi ách nô lệ quỉ ma và ban cho loài người quyền làm con Thiên Chúa.
2- Để thực hiện chương trình giáng thế, Ngôi Hai – và cũng là Thiên Chúa – đã chọn một Người Nữ Đồng Trinh tên là Maria để cưu mang Ngài. Đức Maria đã thụ thai một cách rất nhiệm mầu do phép tắc Đức Chúa Thánh Thần tác động, không người nam nào cộng tác, do đó Người thụ thai và sinh nở, vẫn trước sau trọn đời đồng trinh vẹn tuyền.
3- Đồng trinh mà làm sao sinh con?
- Thưa, chẳng có gì khó khăn đối với Thiên Chúa Toàn Năng cả, vì nếu từ hư vô
mà Ngài đã dựng nên cho có muôn loài, muôn vật trong vũ trụ, há Ngài không thể làm cho một Người Nữ Đồng Trinh sinh con được sao?
4- Đức Maria, khi sinh hạ Chúa Ngôi Hai giáng trần, đặt tên cho Ngài là Giêsu, nghĩa là Cứu Thế theo như Thiên sứ truyền. Do đó, Đức Chúa Giêsu có hai bản-tính: Tính Thiên Chúa và tính loài người. Từ cổ chí kim chưa từng có ai có thể tự xưng mình vừa là người vừa là Thiên Chúa cách lạ lùng như thế.
Hai bản tính ấy hòa hợp với nhau trong
Ngài để thực hiện công việc cứu chuộc.
eTf
Bài thứ bốn
THÂN-THẾ VÀ SỰ NGHIỆP ĐẤNG CỨU-THẾ
1- Đức Chúa Giêsu sống ở trần-gian khoảng 33 năm. Trong 33 năm ấy, có thể chia đời Ngài làm bốn thời kỳ :
- A) Thời kỳ thơ ấu và ẩn dật.
- B) Thời kỳ truyền giáo.
- C) Thời kỳ thọ nạn.
Đ) Thời kỳ phục sinh và lên trời.
A–Thời-Kỳ Thơ- Ấu Và Ẩn-Dật
2- Thời kỳ này kéo dài trong thời gian khoảng 30 năm:
- Sinh ra trong một nơi nghèo hèn, thuộc làng Bê-lem trong nước Do Thái, sau ít lâu lại dời về ở tại làng Na-da-rét. Ngài sống trong một gia đình cần lao nghèo khó, với Mẹ Ngài là Đức Maria và một người Nghĩa phụ là Thánh Giuse.
- Lớn lên, Ngài chọn nghề thợ mộc làm
kế sanh nhai. Trong thời gian mai ẩn này,
Không bao giờ Ngài để bộc lộ cái chân tướng Thiên Chúa của Ngài trong các hành vi cử chỉ hàng ngày. Vì thế người đồng hương của Ngài chỉ nhận thấy được nguyên có bản tính loài người của Ngài, tầm thường như tất cả mọi người, qua hình dáng của bác thợ mộc !
B – Thời-Kỳ Truyền-Giáo.
3- Đến năm khoảng ba mươi tuổi, Ngài từ giã cuộc đời mai-ẩn, để công nhiên ra đi giảng Đạo Trời trong 3 năm.
- Đạo Ngài giảng không phải một đạo nào mới:
Trước hết Ngài làm sáng tỏ “Tánh-giáo”, là những chân lý, là luật lệ Thiên
Chúa đã đặt nằm sẵn trong lòng mọi người. Rồi Ngài giảng giải và bắt áp dụng Thư giáo” cho hợp với những giáo điều và
luật lệ Thiên Chúa đã mặc khải cho ông Mô-sê,thủ lãnh của Tuyển dân Chúa chọn, và được ghi chép trong sách Cựu-Ước.
Nhất là Ngài mang đến “Thần giáo” để bổ khuyết cho hai giáo trên đây mà dạy dỗ cho người ta biết những sự mầu nhiệm của Thiên Chúa, rồi bổn-phận con người đối với Thiên Chúa là Cha, bổn-phận con người đối với bản thân là phải tìm hạnh phúc chân chính cho mình trong sự tu-thân tích-đức và xa lánh tội-lỗi để được cứu rỗi, và bổn phận con người đối với đồng loại là phải thương yêu nhau, vì tất cả mọi người đều là anh em con một Cha và bầy tôi một Chúa. Đạo Ngài có thể tóm lại trong hai câu này:
“Trước mến Chúa trên hết mọi sự.
Sau yêu người như mình ta vậy”.
4- Đi đôi với lời giảng, Ngài làm rất nhiều phép lạ và nói tiên-tri để chứng minh uy quyền Thiên Chúa của Ngài, ngõ hầu người ta tin mà được cứu độ.
C – Thời-kỳ thọ-nạn
5- Đạo Chúa rao giảng thu hút được rất đông người thiện tâm thiện chí tin theo, nhưng không làm sao tránh khỏi va chạm đến một số người thủ lãnh quyền đạo và quyền đời, vốn chỉ muốn bảo vệ quyền lợi và sống theo tham vọng của mình. Đó là nguyên-nhân của một âm mưu giết Chúa; và đó cũng là dấu báo hiệu các chống nghịch việc truyền giáo của Đạo Chúa sau này…. Nhưng Chúa Giêsu đã từng báo trước các điều ấy cho các môn đệ, khi Ngài nói rõ cuộc chịu chết ấy của Ngài lại là chương trình của Thiên Chúa Cha đã ấn định, và đã dùng các tiên-tri mà tiên báo cả ngàn năm trước rằng sẽ phải thực hiện đúng theo từng chi tiết.
- Thế là sau khoảng 3 năm giảng dạy, đã đến lúc Chúa Cha định cho Ngài phải chịu nạn chịu mà chuộc tội cho thiên hạ, nên Ngài để bọn quân dữ bắt Ngài nơi vườn Cây Dầu, đang khi Ngài cầu nguyện.
Bị điệu ra trước tòa án, mặc dù quan tòa tuyên bố Ngài vô tội, nhưng trước áp lực của quần chúng do bọn người thù địch ác ý nói trên kia xúi giục, Ngài phải chịu án tử hình đóng đinh trên Thập tự giá.
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Ngài cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết Ngài.
Đ–Thời-Kỳ Phục-Sinh Và Lên Trời
6- Từ xưa đến nay chưa thấy ai đã chết, chôn hẳn hoi rồi, mà có thể sống lại. Lại càng đáng lạ lùng hơn, khi có ai đó dám nói trước mình chết cách nào và nói rõ mấy ngày sau mình sẽ sống lại.
Đây chúng ta hãy chú ý đến lời Đức Chúa Giêsu báo trước cho Mười Hai Tông đồ về vấn đề Ngài sẽ chịu nạn, chịu chết và sống lại:
“Này chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, và Con Người (chỉ Ngài) sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ và các thầy thông giáo và họ sẽ lên án tử hình cho Ngài. Họ sẽ nộp Ngài cho dân ngoại để chịu nhạo báng, đánh đập và treo trên Thập-giá, nhưng đến ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại”.
- Và Ngài đã sống lại thật, chứng minh bằng nhiều lần xuất hiện cho môn đệ cũng như hàng trăm người trông thấy. Điều này đã được ghi chép rõ ràng trong sách Tân Ước, cách riêng trong bốn sách
Phúc âm (nay gọi là sách Tin Mừng).
7- Sau khi sống lại, Chúa còn ở lại thế gian 40 ngày để an ủi và dạy dỗ thêm về Nước Trời cho các thánh Tông đồ.
Hết thời gian đó, Ngài đưa các môn đệ lên núi Cây Dầu, truyền cho họ phải đi khắp thế-giới mà giảng truyền đạo thánh Ngài cho các dân tộc.
Đoạn Ngài ban phép lành cho mọi người đang hiện diện ở đó, rồi Người lên trời để mở cửa Thiên đàng đón những kẻ tin Ngài sau này cũng được vào.
È…Ç
Bài Thứ Năm.
SỰ-NGHIỆP ĐẤNG CỨU-THẾ ĐỂ LẠI: HỘI THÁNH VÀ ÂN-SỦNG.
1- Mục đích Thiên Chúa giáng trần:
Là để cứu loài người cho khỏi ách tai ác của tội lỗi. Và Ngài đã thực hiện xong chương trình cứu độ ấy. Ngài còn thiết lập Hội Thánh để gìn giữ và phân phát ơn cứu chuộc của Ngài cho người ta được nhờ.
2- Tổ-chức của Hội-Thánh.
Trong Hội Thánh có hai bậc:
- Bậc giáo phẩm
- Bậc giáo dân.
I - Bậc Giáo-Phẩm.
Trên hết là Đức-Giáo-Hoàng ở Rôma, Đại-diện Chúa Cứu-Thế nơi trần gian.
Dưới Đức Giáo Hoàng là các Đức Giám Mục, thừa kế chức vị các thánh Tông đồ, để coi sóc giáo hữu ở khắp các nước trên thế giới.
Cộng sự Đức Giám mục có các Linh mục, coi sóc giáo-hữu ở các giáo xứ.
II – Bậc Giáo-Dân.
Có hai hạng:
- a) Một hạng sống như tất cả mọi người cũng đã lập gia đình ở thế gian, thường cũng gọi là giáo dân.
- b) Một hạng nữa muốn sống trọn vẹn lý tưởng của đạo, nên vào ở trong các nhà Dòng, nhà Phước, sống độc thân, giữ luật nhiệm nhặt, để tu-nhân, tích đức, thường
gọi là các tu sĩ nam-nữ. Có nhà Dòng chuyên lo cầu nguyện, nhưng cũng có nhiều Dòng ra ngoài hoạt động giúp việc Hội Thánh.
- Tất cả các thành phần trong Hội Thánh đều nhắm hai mục đích này mà hoạt động:
- Thánh-hóa mình và thánh-hóa kẻ khác.
- Mở mang Nước Chúa.
3- Nhiệm vụ của Hội Thánh
Hội Thánh tiếp tục sứ-mệnh của Chúa Cứu Thế, nên luôn thi hành ba nhiệm vụ này:
1) Giảng đạo Chúa cho các dân tộc.
2) Phân phát ơn Chúa qua các Bí-Tích
3) Coi sóc và gìn giữ tín đồ không để sai lạc.
Ai tin và thực hành lời Chúa sẽ được hưởng ơn cứu độ.
4- Muốn gia-nhập Hội-Thánh, cần làm hai việc:
1) Phải học cho biết để tin và giữ các điều Chúa truyền và Hội-Thánh dạy.
2) Phải chịu phép Rửa-tội nên.
5- Vào Hội Thánh làm Giáo-Hữu, người ta được những Quyền-lợi nào?
1) Được giải thoát khỏi vòng nô lệ của ma quỉ.
2) Được quyền làm con cái Thiên Chúa.
3) Được hưởng nhờ công nghiệp Đấng
Cứu Thế và các thánh.
4) Được hưởng phúc Thiên đàng, nếu trung thành giữ đạo nên.
RR…RR
Bài thứ sáu.
ÂN-SỦNG VÀ CÁC BÍ-TÍCH
Được làm con Thiên Chúa, còn phải thánh hóa mình mỗi ngày một hơn, nhờ hai yếu tố:
- Ơn Chúa ban
- Và sự cộng tác của ta dưới sự trợ giúp của ơn Chúa.
1- Ơn Chúa là quà tặng của Thiên Chúa, nhờ công phúc của Chúa Giêsu mà ban cho linh hồn tín hữu một tiềm lực thiêng liêng, để giải thoát linh hồn ấy khỏi sự khống chế
của tội, và biến các tư tưởng và hành động của họ trở thành những việc thiêng liêng cao trọng làm đẹp lòng Thiên Chúa, và làm
cho họ thông phần sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa.
Ơn Chúa còn ban thêm hiệu lực để duy trì và phát triển sự-sống siêu nhiên ấy trong linh hồn hầu tạo thành công trạng đáng lãnh phần thưởng về sau.
2- Muốn được ơn Chúa phải:
- Lãnh nhận các phép Bí-tích
- Và siêng đọc kinh cầu-nguyện.
3- Bí tích là sự gì?
Bí-tích là dấu bề ngoài chỉ ơn thiêng liêng bề trong Chúa ban cách mầu nhiệm để thánh-hóa ta.
- Có 7 phép Bí-tích, và mỗi phép Chúa ban đều phù hợp với hoàn cảnh sống của ta.
1) Phép Rửa-tội xóa hết tội tổ-tông và tất cả các tội riêng mình làm trong linh hồn ta, do đó, ta không còn làm nô lệ ma quỉ nữa, ta lại được trở về làm con cái Thiên Chúa, được quyền hưởng phúc Thiên đàng.
2) Phép Thêm-sức ban sức mạnh thiêng liêng bồi dưỡng cho kẻ đã chịu phép Rửa-tội được đầy ơn Chúa Thánh Thần mà sống đạo và làm chứng cho Thiên Chúa.
3) Phép Mình Thánh Chúa là của ăn thiêng liêng: Chúa lấy chính Thịt Máu Chúa
cho ẩn dưới hình bánh rượu làm lương thực
nuôi dưỡng linh hồn kẻ tin yêu Ngài.
4) Phép Giải tội tẩy rửa linh hồn sau khi sa ngã phạm tội được trong sạch lại.
5) Phép Hôn phối để thánh hóa việc hôn nhân, trợ giúp đôi vợ chồng sống trung tín với nhau và giáo dục con cái.
6) Phép Xức-Dầu bệnh nhân giúp đỡ các người mắc bệnh nặng được những ơn trợ giúp trong những lúc khó khăn ấy, và nếu đẹp ý Chúa, sẽ được lành bệnh; cách riêng giúp người gần chết được dọn mình chết lành trong ơn nghĩa Chúa.
7) Phép Truyền-Chức-Thánh phong những người có đủ điều kiện làm các linh mục, rồi giám mục, để phụ trách coi sóc các việc thiêng liêng của linh hồn giáo dân.
- Nói tóm, hầu như tất cả các ơn trọng Chúa ban xuống linh hồn người ta đều do các phép bí-tích truyền lại cho.
4- Đọc Kinh Cầu Nguyện là một phương thế khác để ơn Chúa có thể đến với ta.
- Đọc kinh cầu nguyện là dùng môi miệng đọc bên ngoài, đang khi bên trong ta nhắc lòng trí lên để giao tiếp với Chúa.
- Đọc kinh cầu nguyện là việc rất cần thiết, ví nó như hơi thở cần cho sự sống. Chúng ta gọi nó là cái dây liên lạc nối liền ta với Chúa. Đức Chúa Giêsu đã dạy: “Các con hãy cầu nguyện luôn luôn – Hãy cầu nguyện cho khỏi sa chước cám dỗ”.
Ai siêng năng đọc kinh cầu nguyện là người được thân thiết với Chúa nhất, vì chính những kẻ ấy hằng được gặp gỡ, tiếp xúc, gần gũi Chúa luôn.
~~¬~~
Bài thứ bảy
LUẬT-PHÁP
1- Tạo dựng nên muôn loài muôn vật, Chúa không muốn để cho chúng ở trong cảnh rối-loạn mà bị tiêu diệt. Vì thế, Chúa lập ra luật-pháp.
Có hai thứ luật :
- Luật tự-nhiên, Chúa ấn-định chung cho các loài phải giữ y như nhau, và riêng cho từng loài phải giữ để bảo tồn giống loại của mình, luật này không thay đổi.
Luật công-bố, được truyền riêng
cho loài người, vì loài người có trí khôn và có sự tự-do lựa chọn, chon đường lành, giữ theo luật Chúa, Chúa sẽ ban thưởng. Chọn đường dữ, chống lại luật Ngài, sẽ bị trừng phạt.
2- Dưới đây là 10 điều luật, thường gọi là Mười giới-răn, xưa Thiên Chúa đã truyền cho ông Mô-sê, được ghi chép trong Kinh Thánh và đã được Chúa Giêsu tái xác nhận.
- Thứ nhất : Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
- Thứ hai : Chớ kêu tên Đức Chúa trời vô cớ.
- Thứ ba : Giữ ngày Chúa Nhật.
- Thứ bốn : Thảo kính cha mẹ
- Thứ năm : Chớ giết người.
- Thứ sáu : Chớ làm sự dâm dục
- Thứ bảy : Chớ lấy của người.
- Thứ tám : Chớ làm chứng dối
- Thứ chin : Chớ muốn vợ chồng người.
- Thứ mười : Chớ tham của người.
Ÿ Mười giới răn ấy tóm lại hai điều này:
Kính mến Chúa trên hết mọi sự,
Và yêu người như mình ta vậy.
- Trong mười giới-răn, thì 3 giới-răn trước qui-định những điều luật phải giữ đối với Thiên Chúa. Còn 7 giới-răn sau qui định những luật lệ loài người đối xử với anh em mình.
- Trong các giới răn, gồm có điều buộc, có điều cấm. Điều nào buộc mà ta không giữ, và điều nào cấm mà ta không tuân, thì mắc tội. Nhưng cũng nên nhớ là có những sự lỗi nặng và những sự lỗi nhẹ.
3- Dưới đây lược kê danh sách một số các tội thường phạm nghịch các điều-răn, có tội thì nặng, có tội thì nhẹ:
Điều-răn thứ nhất.
Tội bỏ đọc kinh sáng tối – tội ngủ gục khi đọc kinh – tội chia trí khi đọc kinh – tội vô phép khi đọc kinh – tội phạm sự thánh – tội khinh dể của thánh – tội tin dị đoan – tội hổ ngươi làm việc đạo – tội ngã lòng trông cậy Chúa – tội tức giận phàn nàn trách móc Chúa – tội làm biếng làm việc lành. V.v…
Điều-răn thứ hai.
Tội nói lộng ngôn – tội rủa mình – tội rủa
người ta – tội kêu tên Chúa vô cớ – tội kêu tên Chúa mà thề những điều chẳng nên – tội kêu tên mãnh thần ma quỉ mà thề – tội thề dối – tội thề vặt – tội chẳng giữ lời khấn – tội chẳng giữ lời hứa – tội chửi trời đất nắng mưa – tội chửi loài vật. V.v…
Điều-răn thứ ba.
Tội bỏ dự lễ Chúa Nhật – tội bỏ dự lễ buộc – tội đự lễ chẳng nên – tội làm việc xác ngày Chúa Nhật – tội bỏ ăn chay – tội bỏ kiêng thịt – tội bỏ xưng tội hàng năm – tội bỏ rước lễ mùa Phục sinh. V.v…
Điều-răn thứ bốn.
Tội cha mẹ không dạy dỗ con cái, không sửa phạt con cái, không nuôi nấng con cái, làm gương xấu cho con cái – tội con cái không tôn kính, không thương yêu, không vâng lời cha mẹ, không giúp đỡ cha mẹ, không nuôi dưỡng cha mẹ – tội vợ chồng giận ghét nhau, đánh đập nhau, không nuôi dưỡng nhau, để bỏ nhau – tội anh em giận ghét nhau, đánh đập nhau, phân bì nhau, không giúp đỡ nhau – tội chủ nhà hành hạ tôi tớ, mắng chửi tôi tớ, làm gương xấu cho tôi tớ, bớt lương không đủ lý do – tội tôi tớ không làm việc cho chủ, không vâng lời chủ, xới bớt của chủ – tội con cháu không cầu hồn xin lễ cho ông bà cha mẹ đã qua đời – tội bạn hữu xử tệ với nhau – tội người dân phản bội tổ quốc. V.v…
Điều-răn thứ năm.
Tội tự vẫn – tội giết người – tội phá thai – tội muốn giết người – tội làm thiệt hại hoặc xúi giục hoặc giúp đỡ kẻ khác làm thiệt hại cuộc sống người ta – tội đánh đập người ta – tội mắng chửi người ta – tội giận hờn ghen ghét người ta – tội oán thù người ta – tội khinh dể người ta – tội làm gương xấu cho người ta – tội xúi giục người ta phạm tội – tội muốn người ta bị thiệt hại – tội thấy người ta bị hoạn nạn thì vui mừng. V.v…
Điều-răn thứ sáu cùng thứ chín
Tội xem chuyện hay tranh ảnh khiêu dâm mà lấy làm vui – tội nghe sự khiêu dâm mà lấy làm vui – tội nói bù khú tục tĩu – tội cắp đôi cho người ta – tội rờ mó đến nơi kín mà lấy làm vui – tội tư tưởng về đàng trái – tội ước ao làm sự trái – tội thủ dâm – tội tà dâm – tội ngoại tình – tội muốn chiếm đoạt vợ hoặc chồng người ta. V.v..
Điều-răn thứ bảy cùng thứ mười
Tội ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, ăn gian – tội cầm giữ của người ta – tội phá phách của người ta – tội lường gạt người ta – tội xới bớt của người ta – tội tham lam của người ta – tội cho vay ăn lời quá lẽ – tội chẳng trả nợ – tội chẳng trả công – tội chẳng nộp thuế – tội giúp kẻ khác làm thiệt hại của cải người ta – tội chẳng ngăn kẻ khác làm thiệt hại của người ta – tội chẳng trả của lại cho người ta – tội mơ ước của người ta trái lẽ. V.v…
Điều–răn thứ tám
Tội nói dối mà chữa mình – tội nói dối mà làm thiệt hại người ta – tội làm chứng dối – tội vô cớ mà nghi sự trái cho người ta – tội nói xấu nói hành – tội nghe nói xấu nói hành – tội bỏ vạ – tội cáo gian – tội kiện gian – tội làm mất tiếng tốt người ta – tội không trả lại tiếng tốt cho người ta. V.v…
4- Trong các tội trên, có 7 tội dưới đây gọi là “Bẩy mối tội đầu” vì nó dẫn người ta dễ dàng phạm các giống tội khác:
Một là kiêu ngạo
Hai là hà tiện
Ba là dâm dục
Bốn là ghen ghét
Năm là mê ăn uống
Sáu là hờn giận
Bảy là làm biếng.
5- Để giúp ta giữ kỹ lưỡng 10 giới răn và sống đúng chức vị con cái Chúa hơn, Hội-Thánh buộc thêm 6 Điều-luật nữa:
- Thứ nhất : Xem lễ ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.
- Thứ hai : Chớ làm việc xác ngày Chúa
nhật cùng các ngày lễ buộc
- Thứ ba : Xưng tội trong một năm ít là một lần.
- Thứ bốn : Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục sinh.
- Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội
Thánh buộc.
- Thứ sáu : Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng các ngày khác Hội Thánh dạy.
š]›
Bài thứ tám.
A- KẾT-LIỄU ĐỜI NGƯỜI. CHẾT.
THƯỞNG-PHẠT.
1- Con người sống, hồn xác phối hợp với nhau hoạt động và chịu trách nhiệm công việc làm của mình, cho đến ngày giờ Chúa định, linh hồn xuất ra khỏi xác, bấy giờ gọi là chết.
2- Chết rồi sẽ xảy ra làm sao?
- Hồn vừa lìa khỏi xác thì phải chịu phán xét ngay.
- Ở đây mọi việc lành, dữ đã tơ tưởng, đã nói, đã làm, từ hồi có trí khôn cho đến lúc chết đều đem ra tra xét lại cả.
- Cuộc phán xét này gọi là phán-xét
riêng, vì chỉ riêng linh hồn một cá nhân ra trước tòa Chúa mà thôi. Còn một cuộc phán xét chung toàn thể nhân loại nữa vào ngày tận thế.
3- Phán xét riêng xong, bấy giờ số phận của người ấy tùy tội phúc của mình mà vào một trong 3 cõi sau đây:
1) Thiên đàng, nơi phúc lộc của Chúa ban thưởng đời đời những kẻ nào đã trung thành giữ đạo nên, cả đời lo tu thân, tích đức, và hoàn toàn tẩy sạch các giống tội lỗi.
2) Hỏa-ngục, nơi giam cầm ma quỉ và những kẻ đã làm những điều ác đức, phạm các giống tội nặng, bị phạt chịu đau đớn ở đó đời đời, nghĩa là không bao giờ còn cơ may thay đổi số phận khốn nạn ấy nữa.
3) Luyện-ngục, nơi tạm trú của những
linh hồn còn vương mắc những tội lỗi nhẹ, ở đó chừng nào tẩy luyện xong sẽ được lên Thiên đàng.
4- Phần hồn là thế, còn phần xác sau khi chết, (chôn trong nghĩa trang hay hỏa táng) sẽ tan rã trở về đất bụi, song đến ngày tận thế, sẽ được sống lại tái hợp với linh hồn mà hưởng phước đời đời hay chịu phạt đời đời, tùy công tội mỗi người.
B- KẾT-THÚC THỜI GIAN VÀ LỊCH SỬ : TẬN-THẾ
5- Làm sao ta biết có ngày tận thế, nếu thiên cơ bí mật này không do chính Thiên
Chúa nói ra?
Đây lời Chúa Giêsu phán: “Sau những ngày gian nan ấy thì mặt trời tối sầm, mặt trăng mất sáng, tinh tú tự trời sa xuống, và các quyền lực tầng trời bị lay chuyển. Và bấy giờ dấu hiệu của Con Người (chỉ Chúa Giêsu) sẽ xuất hiện trên trời, và bấy giờ mọi giống nòi trên mặt đất sẽ đấm ngực, và người ta sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Và Ngài sẽ sai các thiên sứ của Ngài thổi loa vang dậy, mà tập họp những kẻ được chọn của Ngài tự bốn phương, từ tận cùng phương trời này đến phương trời kia!”
“Lúc bấy giờ sẽ là tận cùng”.
==RRR==
C- KẾT THÚC LỊCH SỬ NHÂN-LOẠI
- THÂN XÁC SỐNG LẠI
- PHÁN XÉT CHUNG
- PHÚC HỌA ĐỜI ĐỜI
- Thân xác Sống Lại:
6- Kinh Tin Kính trong Đạo tuyên xưng rằng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”.
“Tín-điều” này từ lâu đã được nói đến sơ qua trong Cựu ước. Trong Tân Ước, thời Đức Chúa Giêsu ra giảng đạo, Ngài đã tái xác nhận một cách rõ ràng. Nhưng có bè Sa-đu-kêu không tin, đến chất vấn Ngài vấn-đề này. Ngài trả lời dứt-khoát:
“Khi người ta sống lại, thì chẳng còn cưới vợ lấy chồng nữa, lúc bấy giờ họ nên giống như Thiên thần của Chúa trên trời”.
Sống lạiđể chịu phán xét chung, vì cả xác và hồn đã cùng nhau làm lành lánh dữ, cũng như cả xác và hồn đã cùng nhau làm những sự ác và tội lỗi, thì lẽ công bằng đòi xác phải sống lại hợp với hồn mà cùng được thưởng hay cùng bị luận phạt.
- Phán xét chung:
7- Thực ra, đây không phải là một cuộc
xét xử tội phúc lại lần nữa, vì đã có phán xét riêng mà chúng ta xem trên kia, nhưng đúng hơn đây là một cảnh Khải hoàn, Chúa muốn toàn thể nhân loại phải tập họp lại để thấy một bên những kẻ tin Chúa và trung nghĩa với Chúa thì được hạnh phúc vô cùng tuyệt vời như thế nào, đang khi bên kia những kẻ không tin Chúa, ác nhân, làm những điều tội lỗi, thì phải xấu hổ nhuốc nha và lãnh hình khổ trầm luân ghê sợ đến chừng nào…
Chúng ta hãy nghe đoạn sách Tin Mừng mô tả cảnh vĩ đại và huy hoàng này:
“Khi Con Người đến trong vinh quang của Ngài, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Ngài sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngài. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Ngài sẽ cho chiên đứng bên phải Ngài, còn dê ở bên trái.
Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những
người ở bên phải rằng: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các con ngay từ thuở tạo thiên lập địa’…. Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác quỷ và chư thần của nó’…”.
- Phúc họa đời đời:
8- Vận-mạng sau cùng của con người,
ta đã được nghe trên đây qua lời tuyên bố của Chúa Giêsu, Đấng Thẩm phán tối cao: Các kẻ lành được đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho họ ngay từ thuở tạo thiên lập địa.
- Còn kẻ dữ kẻ ác bị nguyền rủa, sẽ vào ngục lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác quỷ và chư thần của nó”.
Bấy giờ những kẻ dữ phải xuống Hỏa-ngục chịu gia hình muôn kiếp. Còn những kẻ lành được lên Thiên-đàng hưởng phúc trường sinh.
Tầu xe, ghe thuyền đều phải có bến để đậu lại mà nghỉ ngơi. Đời con người cũng thế. Bến của họ là Thiên đàng, nơi Thiên Chúa ngự. Ao-gu-ti-nô, một văn sĩ Công giáo, sau một đời đầy sóng gió, đã viết một câu để đời này: “Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên hồn con luôn mãi khắc khoải cho đến khi tìm được yên nghỉ nơi Chúa”
THAY LỜI KẾT
Các bạn thân mến ! Sau 15 hoặc 20 phút đọc rảo qua mấy chục trang sách này, các bạn đã nhận thức được tổng quát giáo-lý đạo Công-giáo.
Bây giờ cho phép tôi yêu cầu các bạn đọc kỹ lại từng bài một, đọc xong, gấp sách lại, và tự hỏi mình: Tôi đã hiểu rõ bài này chưa? Còn thắc mắc nào? Nhớ được những điểm nào? Tôi có thể nói lại được chăng?
Tôi lại xin các bạn hãy trầm tư năm ba phút, miên man theo dõi những tư tưởng vừa mới thu-thập được, dưới sự hướng dẫn của ơn Trên, các bạn sẽ thấy kết quả rất đáng khích lệ.
Sau khi học hỏi xong tập nhỏ “Đại cương Giáo lý” này, tôi mời các bạn tìm đọc thêm quyển “TÌM HIỂU ĐẠO CÔNG GIÁO” (Giáo lý Công giáo toàn diện dưới hình thức đàm thoại), các bạn sẽ cảm thấy rất thích thú và hãnh diện vì đã lãnh hội được những chân lý vô cùng cao trọng, cao siêu, không bởi người phàm sáng chế ra, song do từ Thiên Chúa trên Trời ban xuống.
Hoặc đơn giản hơn, chúng tôi có soạn 4 tập nhỏ giới thiệu Đạo Chúa với các bạn, đó là:
1/ Vấn đề hạnh phước của con người
2/ Một vấn đề sinh tử
3/ Tôi theo Đạo Trời
4/ Đại Cương Giáo lý Đạo công giáo hiện bạn đang đọc.
Ước mong bạn sẽ tìm đọc được cả 4 tập nhỏ ấy, mỗi tập chỉ khoảng năm bảy chục trang.(*) Nếu có công đọc được cả 4 tập, tôi tin chắc các bạn sẽ thấm nhuần khá nhiều về Đạo Chúa, về Thiên Chúa là Đấng Trọn tốt Trọn lành, song cũng là Đấng Toàn năng, quyền phép vô lượng vô biên có thể làm bất cứ sự gì, đồng thời lại là Cha nhân từ thương yêu bạn vô cùng, yêu thương ngay từ khi bạn chưa có trên đời, ngay cả khi bạn không biết Ngài.
Như thế, chỉ mình Ngài mới xứng đáng là Thiên Chúa độc nhất và chân thật cho ta tôn thờ.
Bạn có muốn cảm thấy quyền phép và lòng nhân hậu của Ngài không? Chúng tôi mạo muội đề nghị bạn thử cầu xin với tất cả con tim chân thành, tha thiết, tin tưởng ước mong, một ơn gì đó hoặc về tâm hồn, hoặc về thể xác…, mà bạn đang rất cần trong cuộc đời bạn.
Bạn hãy làm thử đi… chúng tôi cam đoan, cho dù bạn chưa được cái ơn đã xin, ít ra bạn cũng sẽ được một sự an ủi, một sự bình an và thanh thản… ▲
VÀI KINH QUEN DÙNG
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
Dấu Thánh giá
V Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Kinh Kính mừng.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phước lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng, và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.
Kinh Tin
Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời, là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy, thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen.
Kinh Trông cậy
Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng,
vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên Đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc, lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
Kinh Kính mến
Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng; lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.
Kinh Tuyên xưng đức Tin
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xiô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời; ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công, tôi tin phép tha tội, tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Kinh Ăn năn tội
Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn, chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
Kinh Cám Ơn
Con cám ơn Đức Chúa Trời, là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che trở con, lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chuộc tội chịu chết trên cây Thánh giá vì con; lại cho con được đạo thánh Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và đã cho phần xác con đêm nay được mọi sự lành – (tối thì đọc: và đã cho phần xác con ngày hôm nay được mọi sự lành): - lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Lạy các thánh ở trên nước Thiên đàng, cám ơn Đức Chúa Trời thể nào, thì con cũng hiệp cùng các thánh mà dâng cho Chúa con cùng cám ơn như vậy. Amen.
***
Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu Eva ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Mẹ. Chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Mẹ thương. Hỡi ôi ! Mẹ là chúa bầu chúng con, xin ghé mắt thương xem chúng con, đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Mẹ, gồm phúc lạ. Ôi Khoan thay ! Nhân thay ! Dịu thay ! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen
Kinh Hãy Nhớ
Lạy Rất Thánh Nữ đồng trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời. Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ là Nữ đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu thế, xin chớ chê chớ bỏ lời con kêu xin, một rủ lòng thương mà nhận lời con cùng. Amen.
–v˜
–v˜–v˜
MỤC LỤC
Đôi lời ngỏ cùng độc giả .............................. 3
Bài Thứ Nhất 5
1- Đi đạo để làm gì ?....................................
2- Đạo Công giáo dạy thờ ai ?...................... 6
3- Làm sao biết có Thiên Chúa ?..................
4- Có mấy Thiên Chúa ?................................ 7
5- Có biết được bản-tính Thiên Chúa như thế nào không ? 7
6- Thiên Chúa có mấy Ngôi ?....................... 8
7- Làm sao biết Thiên Chúa có Ba Ngôi ? 9
Bài thứ hai .................................................... 9
THIÊN CHÚA SÁNG TẠO MỌI VẬT.
A – Loài Thiên-Thần .............................. 10
Những Thiên thần trở thành ma quỉ......
B – Loài Người Ta....................................... 11
C - Loài người sa ngã................................... 12
Bài thứ ba ................................................. 14
THIÊN-CHÚA GIÁNG-TRẦN ĐỂ CỨU
CHUỘC LOÀI NGƯỜI ......
Đồng trinh sao sinh con?..........................
Đức Maria sinh Ngôi Hai nhập thể.......... 15
Bài thứ bốn ................................................. 16
THÂN-THẾ VÀ SỰ NGHIỆP ĐẤNG CỨU- THẾ
A–Thời-Kỳ Thơ-Ấu Và Ẩn-Dật.............. 16
B – Thời-Kỳ Truyền-Giáo....................... 17
C – Thời-kỳ Thọ-nạn.............................. 19
Đ–Thời-Kỳ Phục-Sinh Và Lên Trời......... 20
Bài Thứ Năm. 23
SỰ-NGHIỆP ĐẤNG CỨU-THẾ ĐỂ LẠI : HỘI THÁNH VÀ ÂN-SỦNG.
1- Mục đích Thiên Chúa giáng trần .................
2- Tổ chức của Hội- Thánh.......................... 23
I - Bậc Giáo-Phẩm................................... 24
II – Bậc Giáo-Dân................................... 25
3- Nhiệm vụ của Hội Thánh ....................... 25
4- Gia nhập Hội Thánh cần 2 điều............... 26
5- Người ta được những quyền lợi gì?............
Bài thứ sáu. ................................................. 27
ÂN-SỦNG VÀ CÁC BÍ-TÍCH.........................
1-Ơn Chúa và cộng tác của con người
2-Muốn được ơn Chúa phải làm gì?........ 28
Lãnh Bí tích và đọc kinh cầu nguyện
3-Bí tích là sự gì........................................
Có 7 phép Bí-tích ................................
4- Đọc Kinh cầu nguyện ........................ 29
Bài thứ bảy ................................................. 31
LUẬT-PHÁP
Luật tự-nhiên ..............................................
Luật công-bố ..............................................
10 giới-răn............................................... 30
Liệt kê những tội thường phạm........... 33
7 mối tội đầu .................................. 37
6 điều-luật của Hội Thánh ..........................
Bài thứ tám. ................................................ 38
A- KẾT-LIỄU ĐỜI NGƯỜI: CHẾT và
-THƯỞNG-PHẠT....................
-Chết rồi, điều gì xảy ra?.............................
Phán-xét riêng.................................... 39 1) Thiên đàng 2) Hỏa-ngục ............................................................... 3) Luyện-ngục 40
B- KẾT-THÚC THỜI GIAN VÀ LỊCH SỬ: TẬN-THẾ 40
C- KẾT THÚC LỊCH SỬ NHÂN-LOẠI:...... 42
- Thân xác Sống Lại........................... 42
- Phán xét chung................................. 43
Là một cuộc Khải hoàn.......................
- Phúc họa đời đời.............................. 45
THAY LỜI KẾT.......................................... 46
*
CÁC KINH QUEN DÙNG........................... 50
*
MỤC LỤC.................................................. 57
***
Sách tặng không bán.
Sau khi đọc, suy nghĩ
cảm thấy được, xin
quý vị trao cho người
khác hoặc nhân thêm
bản để mọi người cùng đọc.
(*) Sách tặng không bán. Muốn có, mời bạn liên hệ với Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn, DCCT, Nhà Hưu Dưỡng, 38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Tp. HCM. ĐT: 0935 051 720 - Email: phhmtuan54@gmail.com